ĐIỀU TRA CỦA TRUNG TÂM THÁM TỬ TƯ SÀI GỊN (YUKI)

NHỮNG NGƯỜI MẸ BỎ CON

BÀI 1: NẺO ĐƯỜNG… BỎ CON

Bà T.T.H, ngụ khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP HCM kể với các thám tử Sài Gịn rằng, đêm cuối tháng 12 năm 2008, trời mưa lớn lắm, nước sông Rạch Tra chảy ào ào, tràn ngập cả vào khu vườn xung quanh nhà. Quá nửa đêm, bà H đang ngon giấc thì bỗng giật mình vì tiếng khóc oe oe của một đứa trẻ sơ sinh như đang sắp lịm dần trong mưa. Vừa mở cửa ra thì trước mặt bà là một đứa bé gái sơ sinh chưa đầy một tháng tuổi được bọc trong một cái bịch ny lông màu vàng, vứt ngay trước cửa nhà, đang thoi thóp, sắp sửa chìm dần theo dòng nước…
Tử vong vì bị bỏ rơi…
Hơi thở của đứa trẻ rất yếu và cơ thể cứ lịm dần trong vòng tay bà H. Sau khi bế đứa trẻ vào nhà, bà đánh thức cô con dâu dậy, lau khô người, xoa dầu rồi lấy tã của đứa cháu nội quấn lại cho nó… Mãi đến gần sáng, nhịp thở của đứa trẻ mới tạm trở lại bình thường. Sáng hôm sau, bà H bế đứa trẻ đến báo với chính quyền địa phương. Cả tuần lễ thông báo nhưng chẳng có ai đến nhận con. Cuối cùng, may mắn là đưá trẻ đã được một vị sư cơ ở ngôi chùa gần đến đưa về nuôi dưỡng. Bà H nói với các thám tử Sài Gòn, trước đây, cũng có vài lần bà được nghe kể về trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Nhưng chỉ đến khi tận mắt chứng kiến, bà mới cảm nhận được hết nỗi thương tâm pha lẫn hãi hùng…

Đọc thêm công ty thám tử

Thật ra, trường hợp đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi qua câu chuyện kể của bà H vẫn còn là may mắn. Những người từng là nhân chứng của các vụ bỏ rơi trẻ con khẳng định với các thám tử tư Sài Gòn rằng, hơn phân nửa các trường hợp, khi phát hiện ra thì đứa bé đều đã hay sắp sửa chết, không thể nào cứu chữa được. Chị N.T.N, ngụ ở lầu 2, chung cư Ngô Gia Tự, quận 10 không kiềm được xúc động kể lại với các thám tử tư Sài Gòn, chính chị cùng những dân ở đây đã góp tiền để lo ma chay cho một đứa trẻ trai sơ sinh đã chết bị vứt tại dãy lầu 2 của chung cư cũng vào đầu tháng 12 năm trước. Khi phát hiện, xác của đứa bé được bọc trong một bao ny lông đen, toàn thân tím tái, dây nhau hãy còn quấn ở cổ. Xót xa nhất là là đôi mắt của trẻ khi chết vẫn còn mở trừng trừng và đôi tay chắp lại như muốn van xin kéo dài thêm sự sống…
Theo thông tin của văn phòng thám tử tư Sài Gòn (YUKI), mới đây, cuối tháng 2-2014, trong thùng rác của một công ty thuộc khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, những công nhân tan ca sáng đã phát hiện thấy một đứa trẻ sơ sinh bị vứt. Kiến đã bắt đầu bu đầy nhưng đứa trẻ vẫn còn thở thoi thóp. Họ vội đưa đứa trẻ đi cấp cứu tại trạm y tế gần đĩ nhưng đã quá muộn, đứa trẻ sơ sinh chỉ còn kịp co giật vài cái rồi trút hơi thở cuối cùng. “Ở đây, cứ thỉnh thoảng lại xảy ra trường hợp bỏ trẻ sơ sinh bị vứt bỏ trong thùng rác, lề đường, nhà vệ sinh công cộng… Hầu như không có đứa nào còn sống xót…”, bà Nguyễn Thị Hồng, bán cơm trên Quốc Lộ 1A, đối diện khu chế xuất Linh Trung nói với các thám tử tư Sài Gòn như vậy. Rồi bà thở dài nói rằng, có lẽ đây là hậu quả bế tắc của những cuộc tình giữa các chàng trai, các cơ gái nhập cư xa xứ.
Những cái chết thương tâm
Cũng theo thông tin của thám tử tư Sài Gòn (YUKI), đã gần nửa năm trơi qua nhưng người dân ở ấp Hịa Lân 1, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương vẫn chưa quên được cảnh tượng hãi hùng của buổi sáng ngày 2 tháng 12 năm trước. Tại khu gò mã ở địa phương này, người ta phát hiện thấy xác một đứa trẻ sơ sinh bị đốt cháy nham nhở. Cơ thể cháy nám, tóc đã bị cháy hết toàn bộ, hai cánh tay không còn, đôi chân bị cháy chỉ còn trơ xương ống quyển… Do vậy, không thể nào nhận biết được là trai hay gái. Chị L.T.B, nhà ở sát khu gò mã, nói với các thám tử tư Sài Gòn, đến giờ chị vẫn bị ám ảnh khi nhìn cái xác chỉ con trơ xương, thịt cháy xém loang lổ của một đứa trẻ sơ sinh mới vài tháng tuổi. Khi tẩm liệm cho tử thi, người ta phát hiện gần đầu có một vết hố nhỏ mới đào và cạnh đó là một chiếc cuốc…

tham-tu-yuki-bo-con
Cũng trước đây không lâu, những người trồng cao su ở huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã phát hiện và thông tin cho văn phòng thám tử tư Sài Gòn về việc xác một đứa bé trai sơ sinh một tháng tuổi bị vứt ở bìa rừng vào buổi chiều. Trên gương mặt đứa trẻ là những vết chém nham nhở và tay chân là những vết roi bầm tím. Người ta vừa đem tẩm liệm và chuẩn bị chơn cất đứa trẻ thì có một phụ nữ chạy đến khóc nức nở, nhận tử thi là con của chị. Chị ta bảo rằng, cha của đứa trẻ nghi ngờ chị ngoại tình nên không thừa nhận đứa con này và kiên quyết buộc chị đem đi bỏ. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng khiến chị kiên quyết khơng nghe lời chồng. Vậy là nhân lúc chị đi vắng nhà, ông chồng lấy dao băm nát mặt đứa trẻ, đem vất ở bìa rừng rồi bỏ trốn.
Bỏ con vì… lỡ lầm, nghèo đói

Đọc thêm dịch vụ thám tử

Một bác sỹ Bệnh viện phụ sản Hùng Vương khẳng định với các thám tử tư Sài Gịn, trong cuộc đời làm bác sỹ phụ sản của mình, những tình cảnh xót xa nhất mà chị không thể nào quên được chính là những lần phải chứng kiến những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khi mới vừa lọt lòng mẹ. Theo bác sỹ này thì số trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hàng năm tại đây có chiều hướng tăng lên một cách đáng lo ngại. Nếu như cả năm 2000 chỉ có 22 bé, năm 2003 là 31 bé thì từ đầu năm 2008 đến nay, con số cũng đã là 81 bé. Đây chỉ là con số của một bệnh viện còn trên thực tế tại gần 60 nhà mở, mái ấm của TP HCM và Bình Dương cũng phải vài trăm trẻ hàng năm. Đó là chưa kể số trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được nhiều chùa, gia đình tiếp nhận…
Theo thông tin của văn phòng thám tử tư Sài Gòn, các đứa trẻ có thể bị bỏ rơi ở bất kỳ nơi đâu trong bệnh viện, như cầu thang, trước phòng sinh, nhà vệ sinh… Thường vào thời điểm sáng sớm, những đứa con bị đem vứt bỏ. Sau khi được hộ lý phát hiện, giao cho bệnh viện, những đứa trẻ này sẽ được lập hồ sơ đưa về các nhà cô nhi viện… Trẻ bị bỏ phần lớn là thuộc dạng sinh nhẹ ký (chỉ khoảng 1, 2 đến 2kg) và bị các dị tật như: sứt môi, tuỷ não, hậu môn tạm… Các thám tử tư Sài Gịn hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì bác sỹ bảo rằng: Trên 90% là do nghèo khổ, không có khả năng nuôi dưỡng đứa bé. Số còn lại rơi vào những trường hợp lỡ lầm, các cô gái hành nghề mại dâm…, muốn chối bỏ con mình. Các bà mẹ bỏ con thường ở lứa tuổi tư 18 đến 25, chưa có công ăn việc làm ổn định hay vợ chồng mới lấy nhau, túng bấn, chưa chuẩn bị tâm lý có con thì bị “vỡ” kế hoạch. “Gặp các trường hợp này thì họ rất ít quay trở lại nhận con về. Chỉ có những cặp vợ chồng từ trên 30 tuổi trở lên, sau khi kinh tế tạm ổn định, thì mới có một số trường hợp quay lại tìm con”, một bác sỹ nói với các thám tử tư Sài Gòn như vậy.
Như để minh chứng cho điều mình nói, bác sỹ bệnh viện Hùng Vương đưa cho các thám tử tư Sài Gòn xem một lá thư của một cặp vợ chồng trẻ viết gửi y, bác sỹ bệnh viện trước khi bỏ con tại ngay hành lang bệnh viện. Trong thư có đoạn viết: “ Vì hoàn cảnh quá khó khăn, vợ chồng tôi xin y, bác sỹ đem đứa bé này vào viện mồ côi và đừng cho ai khác. Vài tháng sau, chúng tơi sẽ đến nhận bé về…”. Lá thư đề ngày 16-11-2005. Cuối tháng 4, đôi vợ chồng này đã tìm đến, xin đứa trẻ về. Đứa trẻ tên L.N.T, nhà ở Bình Chánh. Nghe đâu, hai vợ chồng đã có 3 đứa con, ông chồng bị bại liệt, vợ bệnh tim, nhằm lúc cả hai thất nghiệp nên phải đành đoạn “gửi” đứa con mình tại bệnh viện. Câu chuyện này làm các thám tử tư Sài Gịn nhớ đến lời kể của một vị ư tại một ngôi chùa ở quận 2. Vào một đêm mưa, có một phụ nữ gõ cửa chùa, bỏ đứa con sơ sinh lại, vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói: “Cho con gửi con lại. Con biết là mình có tội nhưng khổ quá không nuôi nổi nó…”.
“ Đời ba mẹ tụi nó đã khổ nên tụi nó mới bị chối bỏ. Nhưng điều làm chúng tôi lo canh cánh chính là tương lai của những đứa trẻ bị bỏ rơi sau này, dù có sống sót thì cũng chẳng biết sẽ ra sao…”, nhiều bác sỹ chặc lưỡi, bảo vậy. Câu nói của chị cứ làm các thám tử tư Sài Gòn suy nghĩ và quyết định đi tìm hiểu thêm về thân phận, cuộc đời của những đứa trẻ bị bỏ rơi này.

BÀI 2: CON KHÔNG MUỐN NHÌN MẶT MẸ

Một số bác sỹ làm việc ở 2 bệnh viện phụ sản Từ Dũ và Hùng Vương nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng, phần lớn, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nếu không tử vong thì cuộc sống tương lai của các em chỉ có hai con đường: trở thành con nuôi cho một gia đình nào đó hoặc ở trong các mái ấm, nhà mở. Nhưng số may mắn được nhận làm con nuôi thì ít mà đa phần đều phải gửi vào các cô nhi viện. Chị Dương Thị Thảo, giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp – Sở Lao động thương binh xã hội TP HCM, nơi tiếp nhận, nuôi dưỡng những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, kể với các thám tử tư Sài Gòn rằng, khác với trẻ mồ côi, những đứa trẻ bị cha mẹ từ bỏ càng lớn, hình như, chúng có một linh cảm gì đó về lai lịch của mình khiến chúng trở nên mặc cảm, khó gần…
Lây lất bệnh tật
Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp hiện nuôi dưỡng trên 250 trẻ bị bỏ rơi, mồ côi, cơ nhỡ. Chủ yếu là trẻ bị bỏ rơi được chuyển đến từ các bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương, bệnh viện Nhi Đồng1, Nhi Đồng 2… Trong đó hơn quá nửa là trẻ mới sơ sinh đến một năm tuổi. Chỉ riêng trong những tháng gần đây, trung tâm đã tiếp nhận 8 đứa trẻ thuộc diện này. Chị Nguyễn Thị Nhi, giáo dục viên của Trung tâm dẫn các thám tử tư Sài Gòn đi một vòng thăm các tổ nuôi dưỡng trẻ. Hàng trăm đứa trẻ sơ sinh và vài tháng tuổi, có những đứa còn đỏ hoen hoẻn nằm trong những chiếc nôi sắt khóc oe oe đang được các giáo dục viên chăm sóc. Hầu hết đó là những đứa trẻ mang trên mình những dị tật của tạo hóa: Có đưa đầu to gấp 3, gấp 4 lần thể xác, có đứa bị sứt môi, cũng đứa lại không có bộ phận tiêu hóa phải dùng hậu môn tạm… Sư sống vẫn chỉ còn là trong gang tấc đối với những đứa trẻ vừa mới chào đời này.
Chị Nhi bế đưa cho các thám tử tư Sài Gòn (YUKI) xem bé gái Lê Hồng Ngọc, 5 tháng tuổi, vừa được Bệnh viện Nhi Đồng 2 chuyển đến đây vào ngày 6-5. Cô bé này có một lai lịch khá thương tâm. Cuối năm 2007, nhiều người đã từng không cầm được nước mắt khi nghe kể về trường hợp của bé Ngọc. Ngọc bị bỏ vào một xọt rác tại bệnh viện Nhi Đồng 2 khi mới hơn một tháng tuổi. Khi mọi người phát hiện thì đứa bé đã bị chuột cắn nát hết các đầu ngón chân, ruồi nhặng bu đầy và đang thoi thóp thở… Sau đó, đứa trẻ đã được tập thể các y, bác sỹ bệnh viện cứu chữa rồi đưa về trung tâm. “Bây giờ nó vẫn còn bị hoảng loạn. Thỉnh thoảng đang nằm lại co giật và khóc thét lên. Không biết sau này lớn lên, nó có còn bị hội chứng hoảng loạn thần kinh từ lúc bé ảnh hưởng nữa hay không?’, chị Nhi bảo với các thám tử tư Sài Gòn như vậy.

“Mẹ đừng có đến đây nữa…”
Các thám tử tư Sài Gòn nhờ chị Nhi dẫn qua thăm khu nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi đã được vài năm tuổi. Cũng như bất kỳ những ngôi nhà mở nào, các em ở đây được nhà trường cố gắng nuôi dưỡng, cho học hành, vui chơi như bạn bè cùng trang lứa. Chỉ có điều, một số giáo dục viên ở đây kể rằng, không hiểu sao, những đứa trẻ bị bỏ rơi khi lớn lên đều ngơ ngơ, ngẩn ngẩn và trí óc vô cùng chậm phát triển.
Các thám tử tư Sài Gòn (YUKI) hỏi cậu bé N. M.D, 7 tuổi, về giờ học tập, vui chơi hàng ngày của cậu. Nhưng D cứ thẩn người ra, ú a, ú ớ một lúc rồi trả lời chẳng ra đâu vào đâu. “ Nó giống như bị thần kinh vậy, vui đó rồi buồn đó. Vậy mà có lần mẹ nó đến thăm, nó kiên quyết chẳng chịu nhìn…”, một giáo dục viên kể với các thám tử tư Sài Gòn.
D bị mẹ bỏ rơi tại bệnh viện Nhi Đồng 2 khi mới vài tháng tuổi. Người mẹ đưa con đến khám bệnh và đã lén bỏ con mình tại nhà vệ sinh bệnh viện rồi bỏ trốn. Không chỉ bị bệnh tim bẩm sinh, đứa trẻ này còn bị dị tật lệch cả xương vai… Cách đây hai năm, người phụ nữ đó tìm đến trung tâm, khóc và xin được nhìn mặt con mình. Chị ta làm nghề chài lưới ở tận Kiên Giang. Đứa trẻ là mối tình vụng dại với một người đàn ông đã có vợ. Sau khi mang hoang thai, người phụ nữ ấy không chịu được búa rìu của dư luận nên đã bỏ quê lên TP. Sau khi sinh con, việc làm không có, bơ vơ đơn độc giữa đất Sài Gòn, đứa trẻ lại bệnh tật và mang trong mình những dị tật bẩm sinh khó mà chữa trị. Mẹ, con lây lất được ít tháng. Một buổi trời chạng vạng tối, chị phải đành đoạn bỏ đứa con mình ở lại bệnh viện để ra đi tìm kế mưu sinh. Cuối cùng, chị lại trôi dạt về miền Tây, tiếp tục đi mò cua, bắt ốc để sinh nhai ở vùng Rạch Giá.
Dành dụm được ít tiền, chị lên TP hỏi thăm và biết con mình đang được nuôi dưỡng ở trung tâm này… “ Tôi biết tôi có tội nhưng vẫn phải đành lòng vì không thể nào nuôi nổi nó. Chỉ xin các chị cho tôi thỉnh thoảng đến thăm nó một lần…”, chị vừa khóc vừa nói với các giáo dục viên như vậy. Các cô giáo dục viên mủi lòng, xuống phòng, gọi Dương lên nhận mẹ. Khi cậu bé bước vào, người phụ nữ rưng rưng nước mắt chạy đến, định ôm con vào lòng thì phải sững lại vì đôi mắt cậu bé ánh lên vẻ căm hờn. Cậu bé nói rành rọt: “ Con không có mẹ. Mẹ đừng tìm đến đây nữa… “. Người mẹ như chết lặng đứng nhìn đứa con mình bỏ chạy…
Tái diễn những cảnh đời?
Một giáo dục viên của trung tâm nói với các thám tử tư Sài Gòn, chị làm ở đây đã mấy chục năm nhưng ít khi nào chị chứng kiến trường hợp cha, mẹ quay lại tìm con. Một lần, có một phụ nữ bị tâm thần còn khá trẻ, tóc tai rối bù, quần áo rách bươm đến ngoài cổng trường, khóc và dáo dác như muốn tìm con. Đứng thẩn thờ một lúc lâu, chị ta kể lể rằng chỉ vì nghe lời chồng mà bỏ rơi đứa con trai bị khuyết tật ngay góc chợ. Bây giờ, chẳng biết nó ở đâu? Kể rồi lại khóc… Gặp những hợp như vậy, mình vừa thấy thương lại vừa giận họ, người giáo dục viên thổ lộ với các thám tử tư Sài Gòn như vậy…
Thông thường thì sau khi đứa trẻ bị bỏ rơi được chuyển đến những nhà mở, các bệnh viện sẽ lưu lại hồ sơ trong vòng 2 năm để phòng khả năng cha, mẹ đứa trẻ quay lại nhận con về. “ Trên thực tế, những cặp vợ chồng đến nhận lại con rất ít. Anh biết đó, đã bỏ con thì người ta đi biệt xứ chứ ai mấy ai còn quay lại làm gì. Nếu có, may ra cũng chỉ là những đứa trẻ còn lành lặn…” chị Thảo vừa nói vừa đưa cho các thám tử tư Sài Gòn xem một xấp hồ sơ bệnh án của từng đứa trẻ từ các bệnh viện chuyển đến. Ở TP HCM, những nơi tiếp nhận chủ yếu trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là Trung tâm Gò Vấp, Tam Bình và Thị Nghè. Ngoài ra còn có khoảng gần 30 nhà mở, các chùa làm công việc này như: Chùa Diệu Giác (quận 2); chùa Long Hoa (Nhà Bè)… Một cán bộ Sở Lao động thương binh xã hội TP, nói với các thám tử tư Sài Gòn nơi này hiện nay đều đã bị quá tải trong khi tình trạng bỏ con lại đang có chiều hướng… gia tăng. Các thám tử tư Sài Gòn đem vấn đề này trao đổi với một số chuyên gia xã hội học thì được giải thích rằng, đó là hệ quả của mật độ dân số tăng, số lượng các cặp vợ chồng trẻ ngày càng nhiều, trong khi kinh tế gia đình họ lại không ổn định. Thật ra, tôi biết còn có một lý do mà mà nhiều người chẳng muốn nói ra, đó là hình như đạo đức xã hội đang xuống cấp…

Xem thêm văn phòng thám tử tư

“Một đứa trẻ mồ côi lành lặn được gửi vào cô nhi viện thì tương lai còn chưa biết ra sao, nói chi đây phần lớn lại là trẻ bị khuyết tật…”, sư cô Huệ Trí, phụ trách nhà tình thương chùa Diệu Giác, nói với các thám tử tư Sài Gòn. Nơi đây đang nuôi dưỡng trên 100 trẻ, trong đó trẻ sơ sinh bị bỏ rơi chiếm số lượng khá nhiều. sư cô bảo với các thám tử tư Sài Gòn rằng, ngay cả các em khỏe mạnh được học chữ rồi học nghề như uốn tóc, may vá… xin việc còn khó vì giấy tờ tùy thân các em đều thiếu. Huống chi những em tật nguyền thì tương lai lại càng mù mịt… Việc giải quyết “ đầu ra” cho những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp cũng vô cùng bấp bênh. Mỗi đứa trẻ được trợ cấp 150.000 đồng/tháng, bao gồm các chi phí ăn, ở…, so ra đã chẳng thấm vào đâu. Còn tiền chữa trị bệnh tật lại thì xem như bế tắc. Tất cả đều phải chờ đợi ở lòng hảo tâm của các mạnh thường quân. Trước đây, có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến nhận trẻ về làm con nuôi. Nhưng bây giờ theo những qui định mới, chuyện cho con nuôi đối với người nước ngoài khá ngặt nghèo. Người trong nước thì ai lại đi xin một đứa trẻ tật nguyền. Nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi đã đến tuổi trưởng thành nhưng các nhà mở, trung tâm xã hội vẫn phải nuôi dưỡng vì chẳng biết đưa các em đi đâu? Trả ra đời thì tự thân các em khó mà sống nổi.
Chị Thảo kể với các thám tử tư Sài Gòn rằng, cách đây ít lâu, trong một ca tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, chị chợt giật mình khi nhìn thấy có một đứa trẻ giống y như đúc một đứa bé gái cũng đã từng bị bỏ rơi gần 20 năm trước mà trung tâm nuôi dưỡng. Chẳng lẽ, chuyện bỏ con lại tiếp tục tái diễn giữa hai thế hệ?
Theo Công ty Thám tử sài gòn YUKI

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI