ĐIỀU TRA CỦA VĂN PHÒNG THÁM TỬ SÀI GÒN YUKI
Lọan thị trường đo mắt, bán kính

Một khảo sát trong 5 năm qua tại 1 trường chuyên ở TPHCM của trung tâm thám tử Sài Gòn, cho thấy tỉ lệ cận thị chung là 62,73%, trong khi đó vào năm 1998 chỉ là 20%. Đây là một vấn đề đang được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Dạo quanh một vòng các cửa hàng kính thuốc trên địa bàn TPHCM, các thám tử Yuki nhận thấy tình trạng thả nổi không ai quản lý về chuyên môn của các cửa hàng này.
Đo mắt mỗi nơi mỗi kiểu:
Theo con số thống kê của Sở Y tế TPHCM mà các thám tử tư Sài Gòn tìm hiểu, toàn thành phố có 813 cơ sở dịch vụ kính thuốc, trong đó chỉ có 219/813 cơ sở có người phụ trách chuyên môn phù hợp. Còn lại các cơ sở khác hoạt động như đơn vị kinh doanh thuần tuý, thiếu đầu tư về chuyên môn, dẫn đến tình trạng chẩn đoán, cắt kính qua loa cho người bệnh.
Chị Phương Trang, nhà ở Q. 6 TPHCM, mắt mình vừa cận vừa loạn đã nhiều năm, đợt vừa rồi bị rớt mất mắt kính, đi đo mắt ở nhiều nơi nhưng mỗi nơi 1 kết quả, kính cắt xong về nhà đeo thấy chóng mặt, nhức đầu. Chị quyết định giải phẩu mắt tại một bệnh viện quen “để khỏi phải đeo cái của nợ này nữa”. Chị Hoa, giáo viên trường tiểu học Bình Hưng, Bình Chánh tốn cả buổi sáng đưa cậu con trai duy nhất đi đo mắt cắt kính, đến ba bốn cửa hàng nhưng vẫn không yên tâm, cuối cùng chị quyết định cắt kính tại quầy kính bệnh viện vì “dù sao bệnh viện đo cũng tốt hơn”.
Rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự chị Trang, chị Hoa và thường chọn giải pháp: cửa hàng càng lớn càng uy tín, giá kính càng cao càng bảo đảm. Chiều ngày 17-8 – 2014, trong vai người mẹ dẫn con đi đo kính, các nữ thám tử tư Sài Gòn đến một cửa hàng kính thuốc trên đường Điện Biên Phủ, Q. 3, trước cửa có ghi tấm bảng “Có bác sĩ chuyên khoa theo dõi”. Cô nhân viên nhanh nhảu hướng dẫn cháu ngồi trước chiếc máy đo khúc xạ cũ kỹ. Các thám tử tư Sài Gòn yêu cầu được gặp trực tiếp bác sĩ, cô nhân viên cau có: “Ở đây chỉ thuê tên bác sĩ, giống như các tiệm thuốc tây thuê bằng dược sĩ vậy! Bác sĩ phải đi làm ăn, ai có thời giờ ngồi đây từ sáng đến tối được.” Khi được hỏi có học qua trường lớp gì về cách sử dụng thiết bị đo mắt không, chủ một cửa hàng kính thuốc nhỏ trên đường Điện Biên Phủ trả lời tỉnh rụi: “Cần gì học, đo cái này dễ ợt hà. Hồi mới mua máy người ta có hướng dẫn rồi.” Thậm chí, tại cửa hàng mắt kính trên đường Nguyễn Thông, chiếc máy đo khúc xạ chỉ để “làm mẫu” và cô nhân viên mang một khay thấu kính, lần lượt đưa vào mắt đứa bé và liên tục hỏi “nhìn rõ chưa?”. Cuối cùng, sau một hồi đánh vật với mớ tròng kính, chị bực dọc nói: “Làm phiền chị đi chỗ khác đo dùm, mắt gì mà độ nào nhìn cũng không rõ…”.

Không máy móc nào thay thế được con người:
Về thiết bị đo khúc xạ điện tử, giám đốc một Công ty cổ phần mắt kính, nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng: “Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy khúc xạ điện tử do nhiều hãng sản xuất, tuy nhiên có thể kể các dòng sản phẩm chính như của Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhiều khách hàng thắc mắc nếu đo mắt bằng máy cũ có ảnh hưởng gì đến mắt và kết quả đo không. Thật ra, máy chỉ giúp ước lượng độ khúc xạ, ngoài ra quá trình thử kính, chẩn đoán tư vấn cắt kính phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên” Trên thực tế, để tìm được độ tối ưu hóa cho bệnh nhân, quá trình này phụ thuộc vào con người (kỹ thuật viên y tế) chứ không có máy móc nào thay thế được. Một bác sĩ khoa Khúc xạ bệnh viện Mắt thành phố chỉ cho các thám tử tư Sài Gòn xem chiếc máy khúc xạ điện tử có nguồn gốc từ Nhật giá trị hơn 300 triệu đồng, nói: “Ngay cả chiếc máy như thế này cũng chỉ ước lượng độ khúc xạ của bệnh nhân, vấn đề là dựa trên ước lượng đó kỹ thuật viên bằng trình độ chuyên môn của mình tìm ra độ tối ưu hoá cho bệnh nhân.. Hiện nay, các hiệu kính thuốc thường trang bị những máy rẻ tiền, có xuất xứ từ Trung Quốc giá chỉ trên dưới 20 triệu đồng/chiếc. Phần lớn các máy loại này chất lượng không đảm bảo, vì vậy cho ra thông số không chính xác. Kỹ thuật viên cũng không được đào tạo bài bản, chủ yếu là học lỏm nhau nên kết quả đo không chính xác, gây tác hại rất lớn đối với mắt, đặc biệt lại là mắt của trẻ thơ.”
Theo một chuyên viên y tế về mắt trao đổi với các thám tử Yuki, hầu hết các cửa hàng kính thuốc không đủ kỹ thuật viên khúc xạ được đào tạo bài bản, họ lại chỉ chạy theo lợi nhuận kinh doanh nên bệnh nhân “hên xui may rủi”. Người mắc bệnh khúc xạ mắt nếu đeo kính không đúng độ, thấp hơn số thực tế thì nhìn không rõ; ngược lại cao hơn thì bệnh nhân luôn phải điều tiết mắt, gây mệt mỏi, nhức đầu, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là chất lượng công việc. Về khâu lắp ráp kính, ở những bệnh viện chuyên khoa, người kỹ thuật viên không chỉ dựa trên kết quả đo toa mà còn phải tính khoảng cách đồng tử chính xác, chiều cao tâm kính phù hợp, khi lắp kính phải đảm bảo có bộ phận kiểm tra lại kính, sau khi lắp mắt kính cho bệnh nhân đeo phải để ít nhất nửa tiếng đồng hồ xem bệnh nhân điều tiết mắt trên kính có vấn đề gì không, lúc đó mới quyết định. “Tuy nhiên, tại các cửa hàng thì công đoạn này được tiến hành qua loa, thậm chí là bị “bỏ qua” vì tốn khá nhiều thời gian, công sức và quan trọng là người bán không có chuyên môn kỹ thuật phù hợp”, các thám tử Yuki nhìn nhận.
Giá kính trời ơi

Xem thêm: Công ty thám tử Yuki

Theo tìm hiểu của văn phòng thám tử tư Sài Gòn (T&T), giá kính không ổn định, thường người bán tự quảng cáo về mặt hàng của mình với giá cả rất cao. Giá gọng từ 60.000 đồng đến vài triệu đồng. Nhìn bằng cảm quan bên ngoài, gọng nào cũng giống nhau chỉ khác chăng độ đàn hồi hoặc chất liệu mà thôi. Cùng một loại gọng kính bằng kim loại nhưng giá bán ở mỗi cửa hàng mỗi khác nhau: từ 120.000 đồng, 140.000 đồng đến 190.000 đồng, giá nào cũng có. Người mua hoàn toàn không phân biệt được chất lượng kính, mà chỉ dựa vào lời quảng cáo của người bán với hy vọng giá tiền càng cao thì  chất lượng kính càng tốt. Mắt kính cũng có giá từ 45.000 đồng – 700.000 đồng/cặp tuỳ loại: tròng nhựa hay tròng đặt biệt polycarbonate (có tác dụng nhẹ, mỏng, phẳng, an toàn, chống tia cực tím). Theo bác sĩ Đặng IGÔ, Phụ trách phòng kính Bệnh viện mắt  TP có lần trao đổi với các thám tử tư Sài Gòn: “Ở lứa tuổi học sinh nên sử dụng tròng nhựa hiệu Orma không bể, nhẹ, giá khoảng 60.000 đồng 70.000 đồng/cặp vì ở độ tuổi này các em thường hay bị mất kính, có khi chơi đùa vô ý làm bể kính. nếu dùng kính thuỷ tinh thì những mảnh vỡ sẽ gây tổn thương đến mắt”.
Nguồn từ: Văn Phòng Thám tử Yuki

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI