Thám tử tư sài gòn Yuki kể chuyện

 Thị dân … nhậu

 Buồn: nhậu, vui: nhậu, không buồn, không vui cũng nhậu. Nhậu để mừng gặp lại cố tri, để bàn chuyện làm ăn, ký kết hợp đồng, để lấy lòng “sếp”, để đàm đạo tất tần tật mọi chuyện trên đời… và có khi nhậu cũng như là một thói quen không thể thiếu được vào buổi trưa, buổi chiều hàng ngày. Chưa khi nào người ta lại nhậu nhiều như hiện nay và có thể nhậu với bất kỳ lý do gì. Nhiều thông tin, những câu chuyện thâm cung bí sử cũng được tiết lộ trên bàn nhậu. Nhiều phị vụ điều tra, tìm hiểu thông tin, nhiều vụ xích mích, điều tra phải nhờ đến các thám tử Trung tâm thám tử tư Yuki cũng  từ các tiệc nhậu. Thám tử Sơn, thành viên của Trung tâm thám tử Yuki người có biệt tài khai thác thông tin tại các tiệc nhậu, nhìn nhận, “văn hóa… nhậu” đang hình thành ngày càng rõ nét và gắn liền với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như để lại những hệ lụy đáng sợ đối với nhiều cá nhân, gia đình và xã hội.

 Khi người ta… nhậu

 Theo khảo sát của một nhóm sinh viên xã hội học phối hợp với Trung tâm Thám tử tư Yuki khảo sát vào cuối năm 2014 để thực hiện đề tài khoa học của ngành thám tử “Nghệ thuật điều tra thông tin tại các tiệc nhậu”, chỉ riêng tại TP HCM, số lượng quán nhậu hiện nay đã phát triển lên đến hơn 100.000 quán nhậu các loại, từ cao cấp, đến bình dân. Đó là chưa kể các bàn nhậu “tại gia” do nhóm bạn bè, các thành viên gia đình tự thiết kế…  Cứ bình quân một quán nhậu ít nhất cũng có 30-40 thực khách mỗi ngày, còn các nhà hàng lớn thì lên đến 500-600 thực khách là chuyện bình thường.

Tính ra, số lượt người nhậu các “tăng” tại TP HCM mỗi ngày cũng đã lên đến vài triệu, có nghĩa là thấp nhất cũng phải có hơn 1/3 dân TP tham gia… nhậu. Và có đến trên 10% dân số TP nghiện rượu. Và dân trí thức, công sở, doanh nhân chiếm đến hơn 60% số đối tượng nhậu thường xuyên.

Cũng theo khảo sát trên của Trung tâm thám tử Yuki, trong đời sống các đô thị lớn tại TP HCM, có đến 1001 lý do để người ta tìm đến bia, rượu. Ưu tiên đầu là nhậu để bàn chuyện làm ăn “ngoại giao” trên bàn nhậu, nhậu để lấy lòng “sếp” lớn, “sếp” nhỏ, tìm cơ hội thăng tiến trong công việc, nghề nghiệp… rồi đến nhậu để chia vui, chia buồn với bạn bè, vì tiệc tùng, để ăn mừng, giải sầu, nhậu để chứng tỏ “đẳng cấp”, “quý tộc” sau khi bán đất, trúng chứng khoán đổi đời…

Nhưng khác hẳn với vùng nông thôn, nhậu chỉ để tìm vui, giải sầu đơn thuần. Con số khảo sát trên 5.000 đệ tử “Lưu Linh” là dân CB, CC, nhân viên hành chánh, làm nghề tự do… ở TP cho thấy, đến gần 50% nhóm người này thường xuyên nhậu chỉ để giảm stress, giảm áp lực căng thẳng của công việc hàng ngày. Khi cuộc sống trong đô thị quá xô bồ, xô bộn, công việc quá căng thẳng, áp lực và “đấu đá” lẫn nhau trong cơ quan mỗi ngày dẫn đến người ta tìm đến bia, rượu sau giờ làm việc để làm “điểm tựa”, tạo sự hưng phấn, phấn chấn “ảo” để rồi tiếp tục công việc trong những ngày sắp tới.

Một bất ngờ nữa là có đến gần 60% – 70% những người nhậu thường xuyên lại có xuất phát điểm đều là những người không hề nghiện bia, rượu. Nhưng vì công việc “giao tế” bắt buộc, vì theo bạn bè “tìm quên” trong men rượu. Sau một thời gian “gần gũi” với “chất cay cay” thì có khoảng 30% số người này cũng bắt đầu có thói quen nghiện rượu. Đồng thời, có đến khoảng 30-40% dân nhậu thường xuyên, uống bia đều đặn tuần vài “cữ”, nhưng lại không nghiện rượu mà chỉ “trân” mình đi “giao tế” trong xã hội đô thị có “văn hóa” nhậu như hiện nay.

Nhà xã hội học Nguyễn Bá Cẩn, thành viên của Trung tâm thám tử Yuki, nhìn nhận, tại các đô thị, khi muốn khảo sát, đánh giá việc ăn nhậu của mọi người thì phức tạp hơn rất nhiều so với chuyện ăn nhậu ở vùng nông thôn. Nhiều khách hàng từng đến nhờ ông tư vấn mình có nên tiếp tục… nhậu nữa hay không trong khi bản thân cũng không thích thú và quá mòn mỏi với chuyện ăn nhậu hàng ngày cũng như lo lắng cho sức khỏe của mình. Nhưng sau khi tư vấn xong thì cuối cùng những vị khách này vẫn… nhậu tiếp vì lý giải rằng “trong guồng máy chung”, không nhậu thì không giải quyết công việc “trơn tru” cho được.

Hình ảnh minh hoạ

“Văn hoá nhậu và quy luật, tư duy định hình trong suy nghĩ của nhiều người cho rằng tất cả mọi việc đôi khi giải quyết trên bàn nhậu đều dễ dàng hơn vì không khí ăn nhậu làm cho người ta thân thiện nhau hơn và men bia, rượu làm mọi người dễ xích lại gần nhau đã khiến con người ta ngày càng bị cuốn vào những tiệc nhậu”, ông Huy, trung tâm thám tử Yuki phân tích. Nhà xã hội học kiêm thám tử này cũng cho rằng, áp lực công việc quá căng thẳng ở các đô thị cũng như sự đào thải, cạnh tranh gây gắt cùng với bao nhiêu lo toan hàng ngày khiến cho người ta dễ bị trầm cảm, muốn mượn men bia để giải tỏa, để tạo cảm giác “ảo”.

“Khi uống bia vào, tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và tư tin hơn để đối phó với những áp lực trước mắt. Bởi vậy, dù trước đây không hề nghiện rượu nhưng mỗi khi gặp sự cố, tôi lại đi uống bia. Nhưng công việc ở TP quá căng thẳng liên tục cũng phải tìm đến hơn men thường xuyên. Lâu dần đâm ra… nghiện”, ông T.V.V, nhân viên của một cơ quan công quyền tại quận 3, TP HCM đã thổ lộ như vậy với các thám tử của Trung tâm thám tử tư Yuki.

 Từ “bạn” trở thành “nạn nhân”

 Các thám tử của Trung tâm thám tử Yuki đúc kết, tìm đến bia, rượu để trở thành “người bạn” giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống, sau một thời gian, không ít người đã biến mình trở thành “nạn nhân” của bia, rượu. Nếu như tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội có hẳn một khoa Lạm dụng chất mới vừa thành lập chuyên trị và cai rượu cho những người bệnh nghiện rượu thì tại Bệnh viện tâm thần Trung Ương 2 ở Biên Hòa, Đồng Nai cũng thường xuyên tiếp nhận và điều trị những “ca” bệnh nhân nghiện rượu.

Số bệnh nhân bị loạn thần đến khám, điều trị ngoại và nội trú có nguyên nhân liên quan đến rượu tại Bệnh viện tâm thần TP HCM và bệnh viện tâm thần TW2 chiếm từ 8-10% và tăng 2-3% mỗi năm. Các bác sỹ tâm thần nhìn nhận, không chỉ có rượu được sản xuất bằng nước, cồn… mới gây độc hại, ngộ độc hay rối loạn thần kinh mà cả uống bia quá nhiều cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bác sỹ Nguyễn Gia Khanh, trưởng khoa Phục hồi chức năng, cho biết, trong những giờ trực tại bệnh viện cũng như tại phòng mạch của ông, thời gian gần đây, số bệnh nhân “nghiện” rượu đến nhờ tư vấn, điều trị tăng hơn trước. “Có những người là doanh nhân, giám đốc, sếp của các cơ quan công quyền lẫn CBCC đến khám và nhờ điều trị bệnh… nghiện rượu vì cảm thấy bản thân ngày càng lú lẫn, mất trí nhớ sau đó là hàng loạt biểu hiện khác như giảm khả năng nhận thức về giác quan, mất khả năng kiềm chế để giữ gìn ý thức…

Cũng theo bác sỹ Khanh, nhiều người vẫn quan niệm rằng, uống rượu vào dễ ngủ. Nhưng thật ra uống rượu nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ thường rút ngắn và thường thức giấc nủa đêm, nhầt là đối với những người làm những công việc đòi hỏi lao động trí óc.

Sau một thời gian “lậm” bia rượu, chất men này sẽ làm con người ta biếng ăn, thiếu vitamin, người lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi… và sau đó là hàng loạt chứng bệnh về gan, mật, tim mạch, tá tràng, nội tiết… Và không ít người từ rối loạn tâm thần dẫn đến các bệnh về thần kinh. Những chứng bệnh về thần kinh do rượu gây ra cũng  hết sức nguy hiểm như hoang tưởng, ảo thị xuất hiện…

Theo các bác sỹ tại bệnh viện tâm thần TW 2, nhiều bệnh nhân nghiện rượu nhập viện trong trạng thái “say nguội”, “sảng rượu” như lú lẫn, chân, tay run run, hoang tưởng… ngày càng tăng. Mỗi bệnh nhân sẽ có hồ sơ bệnh án có ghi rõ thời gian uống và nghiện rượu, số lượng uống… để có phương pháp cai và điều trị thích hợp. Trong đó, số người uống từ 0,5 lít mỗi ngày và khoảng 8-10 chai bia mỗi ngày khá đông.

Một khách hàng quen của trung tâm thám tử Yuki, ông N.V.L, phó tổng giám đốc một ngân hàng khá có tiếng ở TP HCM cũng đang điều trị bệnh “nghiện rượu” tại phòng mạch riêng của nhóm bác sỹ bệnh viện tâm thần TW2 trên đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh, thừa nhận trong một lần nhờ các thám tử của Trung tâm thám tử Yuki tư vấn tâm lý đã kể, công việc của ông bắt buộc gần như phải nhậu thường xuyên hàng ngày nên ông đã bị loạn thần, hôn mê, mê sảng ban đêm, mắt bị ảo giác ban ngày, căng thẳng, hoảng loạn tinh thần khi thiếu hơi.. men trong vòng hai năm nay.

Trước đây, vài lần, ông L đã được điều trị, hướng dẫn cai rượu tại bệnh viện trong một tháng và xuất viện. Nhưng sau đó bệnh lại tiếp tục tái phát do lại tiếp xúc thường xuyên với bia, rượu. Khoảng hai tháng nay, ông L lại bị thêm chứng “ảo thanh”, lúc nào cũng nghe tiếng nói người lạ ở trong đầu và âm thanh ồn ào của quán nhậu và ngỡ là có kẻ thù đang theo dõi. Ông đã phải nhiều lần tìm đến trung tâm thám tử Yukinhờ các thám tử tư vấn, điều tra kẻ thù “ảo” và được các thám tử tư vấn, khuyên nên giảm nhậu, trở về nhà.

Bác sỹ Khanh cho biết, các chứng bệnh do rượu gây ra rất nguy hiểm, cần phải phát hiện, điều trị cấp tốc, nếu không sẽ biến chứng thành các căn bệnh khác dẫn đến tử vong. Việc điều trị đầu tiền bao giờ cũng phải là “giải độc”, giúp bệnh nhân “trút bỏ” hội chứng thèm rượu ở trong người. Bước tiếp theo sẽ là cai rượu vừa dùng thuốc vừa dùng các liệu pháp tâm lý. “Muốn trị các căn bệnh do rượu gây ra thì căn cơ và quan trọng nhất vẫn phải là giúp bệnh nhân cai được rượu. Điều này lại phụ thuộc hoàn toàn vào chính bản thân của mỗi người bệnh”.

Cũng vì vậy, tỷ lệ “cai” rượu thành công hoàn toàn, dứt bỏ hẳn bia rượu của các bệnh nhân vẫn còn chưa cao, chỉ chiếm khoảng 30-40%. Số còn lại thì cứ cai đi, cai lại nhiều lần do vì rượu, bia “đeo đẳng”. Điều đáng nói là trong số người tái nghiện này, lại khá đông là dân trí thức, những người thành đạt, giới doanh nhân, công chức…. Số này chiếm tỷ lệ cao hơn giới lao động phổ thông. Lý do đưa ra biện hộ của họ đều khá giống nhau: “vì hoàn cảnh, vì giao tiếp”.

Bác sỹ Khanh nói, có bệnh nhân quyết tâm “cai” đến cả chục lần nhưng vẫn đâu hoàn đó. Anh này thổ lộ, mình được xem là thành viên là “ban lễ tân” cùa cơ quan, ăn trưa, ăn chiều, tiệc tùng, khách khứa… đều có mặt và là “chủ xị” nên không “thoát” được bia, rượu. Lâu ngày, anh này đâm ra “nghiện”, mỗi ngày, không có tý bia, rượu vào người là không ngủ được.

Lần điều trị mới đây nhất, anh này gầy sọp, người chỉ còn khoảng gần 40kg, tay chân run rẩy, nói chuyện “tưng tửng”, chẳng biết còn “trụ” được bao lâu. “Nhậu đúng là vấn nạn cũa xã hội, của nhiều gia đình, cá nhân. Nhưng muốn dứt được nó thì chỉ có cách là phải có sự kiên quyết từ phía bản thân mỗi người”, kết quả khảo sát khoa học của của các nhà xã hội học và trung tâm thám tử tư Yuki kết luận.

Nguồn: Trung tâm Dịch vụ Thám tử Yuki

Box:

Bình quân mỗi ngày, một người VN dùng đền 6-7 ly bia và khoảng 26-30 ly/một tuần, gần gấp đôi các nước ở Đông Nam Á và cả Châu Á. Mỗi năm, VN sản xuất ra gần 1,5 tỷ lít bia và gần 400 triệu lít rượu và tốc độ tiếp tục tăng gần 10% mỗi năm. Bình quân một năm, người VN hao tổn từ 6000-7000 tỷ đồng vào việc ăn nhậu, mua bia, rượu để uống.

Xem thêm: Công ty thám tử uy tín

Rượu cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, ngoại tình, các vụ vi phạm pháp luật… với tỷ lệ chiếm từ 50-70%. Bệnh rối loạn thần, các chứng bệnh thần kinh do rượu gây ra cũng tăng cao trong những năm gần đây. Số bệnh nhân tầm thần do rượu gây ra hiện chiếm 8-10% tại các TP lớn. Đồng thời, các chứng bệnh do bia, rượu gây ra đều nguy hiểm dẫn đến tử vong, hay tàn phế suốt đời như sơ gan, ung thư, bệnh gout, đột quỵ, tim mạch, thần kinh…

(Nguồn: Khảo sát của Viện KHXH VN và Bộ y tế)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI