Thám tử sài gòn Yuki kể chuyện:

Thám tử sài gòn trên đất nước triệu voi

 Không cần phải biết tiếng Lào, đến bất kỳ các khu vực trung tâm, TP lớn nào ở xứ sở hoa champa này, người Việt Nam mới sang vẫn sẽ không sợ bị lạc bởi vì đâu đâu cũng có thể gặp đồng hương của mình. Người Việt có mặt khắp nơi trên xứ Lào, cùng với những kiều bào định cư lâu năm, dòng người Việt mới đổ sang làm ăn đã hình thành nên những “làng Việt”, “phố Việt” ngay giữa xứ người… Trong chuyến qua công tác tại Lào để phối hợp với các thám tử của đất nước này về một phi vụ điều tra thông tin Lào-Việt, các thám tử của trung tâm thám tử tư Sài Gòn đã ghi lại những câu chuyện trên đất nước triệu voi này.

 Xuất ngoại… chạy xe ôm

 Hôm vừa đặt chân đến thủ đô Vientiane, các thám tử tư Yuki còn đang lóng ngóng tại bến xe vì không biết ngoại ngữ mà lại chưa có người đến đón thì đã xuất hiện một nhóm thanh niên chạy xe ba bánh máy mà ở đây gọi là xe Tuk Tuk bước lại, mời đi xe bằng… tiếng Việt: “Anh, chị là người Việt Nam mới sang à. Đi đến đâu để em chở cho. Em cũng là người Việt Nam mới sang bên này…”.

Nguyễn Văn Định, anh chàng chạy xe Tuk Tuk tự giới thiệu gốc gác mình ở Quảng Nam. Định mới qua Lào được hơn 3 năm để hành nghề chạy xe ba bánh máy giống như dạng xe ôm ở Việt Nam. “Trước ở quê em cũng chạy xe ôm. Nhờ biết chút đỉnh tiếng Lào do mấy đứa bạn sang bên này làm ăn dạy lại nên làm liều xuất ngoại chạy… xe ôm. Vả lại cũng chẳng cần phải sử dụng nhiều tiếng Lào vì người Việt sang này rất đông, mình chủ yếu chuyên chở cho người Việt…”, Định nói với các thám tử tư Yuki như vậy.

Định nói, một tháng chạy “xe ôm” ở xứ Lào, vừa chở khách vừa chở hàng ra chợ cho các mối quen là người Việt, bình quân kiếm được khoảng gần 6 triệu kíp mỗi tháng. Tính ra ngót gần 10 triệu đồng tiền Việt Nam. Một thu nhập mơ ước với dân chạy xe ôm trong nước.

Năm ngoái, Định về quê đưa luôn cậu em trai mới tốt nghiệp THPT chưa có việc làm sang đây cùng chạy xe ôm với mình. “Nhưng lúc này cũng khó khăn rồi vì thấy làm ăn được nên người Việt từ quê sang chạy xe Tuk Tuk cũng đông hơn trước nên cũng cạnh tranh rất dữ”, Định kể lại với các thám tử Yuki. Ngay ở quê cậu cũng đã có hơn hai chục thanh niên sang đây chạy xe Tuk Tuk, rải đều ở các tỉnh của Lào, có cả ở các tỉnh phía Bắc xa xôi Phongsali, Xamnua, Luang Prabang… cũng có đội ngũ xe ôm người Việt.

Theo lời Định thì muốn gặp người Việt trên xứ Lào nhanh và đông nhất thì cứ ra các chợ. Ở đâu có chợ là ở đó có người Việt làm ăn, buôn bán. Những chợ đầu mối, chợ lớn nhất ở các TP của Lào như chợ Sáng, chợ Cây số 13… ở Vietiane, chợ Pakse ở Champasak, chợ Savanakhet…, phần lớn các gian hàng lớn và quy mô đều do người Việt làm chủ. Ngay như chợ Dao Heuang, ngôi chợ đồ sộ và quy mô nhất vừa mới được xây dựng nằm ngay vị trí trung tâm TP Pakse cũng do chính một Việt kiều bỏ vốn đầu tư là bà Lê Thị Lượng và tiểu thương ở đây cũng chủ yếu là người Việt.

Đặc biệt như ngôi chợ Sáng, tên Lào là Talạt Sao nằm bề thế ngay tại trung tâm thủ đô Vietiane phải đến  hơn 80% là người Việt buôn bán. Vào chợ cứ việc nói tiếng Việt thoải mái, vô tư như đi giữa… chợ Bến Thành. Bà Nguyễn Thị Nhung, chủ gian hàng đồ nhựa gia dụng ở đây nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng, các dãy sạp ở đây chia ra thành khu rõ rệt. Phía Tây là của dân gốc Quảng Nam, Đà Nẵng, bên phía Đông là của dân Thừa Thiên-Huế, còn dân gốc các tỉnh phía Bắc thì tập trung ở các sạp gần phía sau chợ…

Các quầy kim hoàn, đá quý, hàng gia dụng, điện máy… quy mô thường là của Việt kiều, những người Việt đã định cư ở xứ Lào lâu năm. Còn những dãy hàng ăn, hàng trái cây, rau củ, quả… là của những người Việt mới sang Lào làm ăn thời gian gần đây. Bà Nhung nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng: “Mấy năm trước, giá sạp còn rất rẻ, chỉ 2-3 ngàn USD là có một cái sạp ở vị trí trung tâm. Nhưng bây giờ người Việt đổ sang làm ăn quá nhiều, giá sạp cũng lên cơn “sốt”, bị đẩy lên cao, tăng gần gấp đôi so với trước. Nhiều người mới qua bây giờ chủ yếu chỉ thuê lại sạp để bán chứ không có khả năng mua mà cũng không ai muốn bán…”.

Buôn bán cũng chia thành từng khu vực mà ở cũng thành từng khu riêng biệt. Nếu như các con đường lớn ở Vietiane như FaNgum, Samsenthai, Phomvihane…, các biệt thự, các căn nhà đồ sộ và các cửa hiệu lớn đều của kiều bào, những người Việt định cư ở Lào thế hệ thứ 2, thứ 3 làm chủ thì các con hẻm nhỏ ở Chao Anu, Pang Kham, Phagna… lại đang hình thành nên những “xóm thợ hồ, xóm thợ nail”, là nơi cư ngụ của giới thợ hồ, thợ mộc, thợ uốn tóc… qua Lào làm công cho các công trình xây dựng, các hiệu tóc, thẩm mỹ viện…

Theo tìm hiểu của văn phòng thám tử tư Yuki, người Việt sang Lào có vốn làm ăn, nếu không buôn bán, đứng ra làm đại lý cung cấp các mặt hàng cho các chợ và cửa hàng thì mở… nhà nghỉ, khách sạn. Những khách sạn nổi tiếng ở Vientiane như Chaleunxay, Khamkhoun, Saysomboun… đều do người Việt làm chủ.

Ông Lê Văn Thành, người Thừa Thiên-Huế, sang Lào kinh doanh ngành khách sạn nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng, gần hai phần ba hệ thống các khách sạn, nhà hàng ở Lào hiện nay có chủ là người Việt hoặc có người Việt hùn hạp, bỏ vốn. Ông Thành đang bỏ vốn đầu tư đến 5 khách sạn ngay tại thủ đô Vientiane và Pakse nhưng để cho một người chú ruột có quốc tịch Lào đứng tên.

Mới cách đây một tháng, ông Thành vừa khởi công xây dựng một khách sạn 5 tầng ở gần bến xe phía Bắc. Hơn 40 chục thợ xây dựng cho ông cũng đều là người Việt, gốc Quảng Nam sang làm. Họ làm cho một chủ thầu xây dựng, nhận thầu tất cả các công trình xây dựng tại Vientiane và các tỉnh phía Bắc Lào. Theo ông Thành thì hiện nay, ngay tại Vientiane cũng đã có gần 30 nhóm thầu xây dựng của người Việt dạng như vậy với lực lượng thợ xây dựng từ trong nước qua cũng trên cả ngàn người nhận xây dựng tất cả các công trình lớn nhỏ.

Bà Trần Thị Huệ, chủ tịch Hội Người Việt Nam tại thủ đô Vientiane nhìn nhận, con số thống kê gần 6.000-7.000 người Việt cư ngụ tại Vientiane chỉ là đối với những những người đã định cư lâu năm ở đây. Còn trên thực tế, con số người Việt qua làm ăn trong thời gian gần đây rất đông, chưa thể thống kê được. Nhiều người nói, gần 1/3 dân ở TP này là người Việt vì đi đâu cũng gặp toàn người Việt. Nhưng có nhiều người Việt sống ở Lào lâu năm, khi ra đường giao tiếp, chỉ toàn nói tiếng Lào và không nhận mình là người Việt để dễ làm ăn, hoà nhập.

 Bài toán mưu sinh giữa xứ người

 Các thám tử Yuki đến thăm xóm Việt kiều Nhà Đèn tại huyện Pakse. Những gia đình người Việt ở đây phần lớn đều đã cư ngụ trên đất Lào 30, 40 năm, những người ít nhất cũng đã trên dưới 20 năm. Những căn nhà tường, mái ngói, mái tôn khang trang được cất đúng theo phong cách Việt. Người lớn lẫn trẻ em ở đây đều giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt, trừ khi giao tiếp với người bản xứ.

Ông Nguyễn Văn Minh, gia đình đã sống ở đây gần 40 năm, tâm sự với các thám tử tư Sài Gòn Pakse có 7 xóm của người Việt với gần 1000 hộ sống tập trung với nhau thành từng cụm. Đông nhất là dân từ Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Nam Định, Ninh Bình… Do vậy, mọi sinh hoạt, phong tục và giao tiếp bằng tiếng Việt vẫn được giữ nguyên như trong nước.

Ông Minh thuộc thế hệ người Việt thứ hai định cứ trên đất Lào. Gia đình ông Minh sang Lào trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đến nay, đã là 3 thế hệ. Hiện nay, ông Minh và hai người con trai đang làm chủ hai cửa hiệu phở và một cửa hàng vật liệu xây dựng ở Champasak. Theo ông thì: “Nếu biết tính toán, chịu thương chịu khó, làm ăn căn cơ, dành dụm thì hầu hết người Việt ở xứ Lào đều có cuộc sống ổn định hoặc khá giả”.

Điển hình như ở xóm Nhà Đèn của ông, hầu như tất cả các gia đình người Việt đều có mức sống trên trung bình và khá. Lúc trẻ, ông Minh chỉ là chân chạy phụ bàn cho một quán ăn của người Hoa. Nhờ cắc củm, dành dụm gần chục năm, ông có ít vốn mua được một căn nhà, mở được một tiệm phở rồi phát triển dần dần được cơ ngơi như hiện nay.

Ông Đoàn Hữu Đấu, chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cahmpasak nhận xét, người Việt lâu năm lẫn mới sang ở tỉnh này tính ra gần như là đông nhất ở Lào. Trong đó, số hộ khá phải chiếm hơn 60%, số hộ nghèo chỉ có khoảng hơn chục hộ, chủ yếu là vì mới thay đổi chỗ ở và làm nông nghiệp. Theo ông Đấu, người Việt ở Lào đa số có cuộc sống ổn định vì Lào đất rộng, người thưa, dân Lào bản chất hiền lành, thuần hậu, dễ làm ăn. Chính phủ Lào cũng không cấm đoán bất kỳ nghề gì đối với Việt kiều. Trong khi trình độ phát triển kinh tế xã hội của Lào thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế, rất phù hợp với trình độ, phương cách làm việc của bà con người Việt.

Theo thông tin tìm hiểu về cuộc sống người Việt tại Lào của công ty thám tử tư Yuki, những năm gần đây, lượng người Việt từ trong nước đổ sàng Lào làm ăn ngày một nhiều nên nhiều kiều bào ở Lào cũng tranh thủ sửa sang, cất nhà trọ cho những người Việt mới sang thuê lại. Ở các xóm Việt kiều Tân Phước, Thà Hín, Tân An…hình thành hẳn những xóm trọ theo từng dãy của dân Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị… Bà Trần Thị Hà, dân Quảng Nam, cả gia đình qua Pakse mưu sinh được gần 4 năm kể, bà bán “cơm bụi” cho giới thợ hồ ở các công trình xây dựng, còn chồng bà và cậu con trai thì làm thợ xây dựng. Cô con gái lớn thì làm thợ uốn tóc cho một mỹ viện của người Việt.

Bà Hà nói với các thám tử tư Sài Gòn, cả gia đình bà thuê một căn phòng trọ của kiều bào ở Xóm Đá với giá 300 ngàn kip mỗi tháng, tức khoảng 500 ngàn đồng Việt Nam mỗi tháng. Tuy phải xa xứ làm ăn nhưng dành dụm được kha khá hơn hồi còn ở Việt Nam. Mỗi tháng bà Hà nói, nếu sài tiết kiệm, cả gia đình dư được hơn 2 triệu đồng, gửi về Việt Nam nuôi cậu con trai thứ hai đang học thạc sỹ và cô con gái út vừa học năm nhất ĐH Đà Nẵng.

“Sống được chú ạ. Chỉ hơi vất vả một tý và cứ đến gần đủ 30 ngày gia hạn hộ chiếu, vợ chồng, con cái lại đón xe đò về Việt Nam, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh xong lại đón xe đò quay lại Pakse”. Bà Hà nói, ráng chắc bóp làm lụng tại xứ người, sau này, hai đứa con ăn học thành tài thì sẽ quay lại quê ở Việt Nam sinh sống “vì không đâu bằng quê mình”.

Trên con lộ 13, tuyến đường trung tâm của Pakse cũng mới hình thành nên một “khu phố” cà phê của người Việt hơn hai năm nay. Gọi là “khu phố” cà phê vì tuyến đường này có hàng chục quán cà phê do người Việt mới sang mở và khách đến uống hàng ngày đều là giới thợ hồ, phu phen người Việt. Cứ từ 6 giờ tối trở đi, giờ cánh thợ xây dựng từ các công trường trở về nhà, những quán cà phê lại đông nghịt khách. Nguyễn Đức Hùng, dân Hà Tĩnh, qua đây mới được 2 năm làm thợ xây dựng thổ lộ với các thám tử tư Sài Gòn, tối ra đây chủ yếu để gặp đồng hương tán chuyện cho đỡ nhớ nhà. Vả lại uống cà phê là cách giải trí rẻ tiền nhất đối với những lao động tha phương xứ người.

Hùng kể, anh mới về quê cưới vợ rồi lại phải sang đây ngay vì có công trình đang khởi công. “Em định thu xếp đưa vợ sang đây buôn bán vặt ở chợ cũng dễ sống hơn ở quê làm lúa. Chỉ khổ một điều, đến ngày gia hạn hộ chiếu, lo làm mà quay về cửa khẩu làm thủ tục gia hạn không kịp thế nào cũng bị lập biên bản, xử phạt. Người Việt mình mới sang đây làm ăn đều rất hiền, không vi phạm pháp luật, chỉ lo làm ăn thôi. Chỉ mỗi tội, hầu như rất nhiều người không có giấy tờ định cư hợp lệ nên chuyện công an Lào vào các phòng trọ lập biên bản, xử phạt xảy ra rất thường xuyên”.

Cũng do giới thợ thuyền, phu phen người Việt sang Lào làm ăn phần lớn không có giấy tờ hợp pháp hoặc trễ hay quá hạn nên thỉnh thoảng xảy ra những vụ tai nạn lao động thì phải chấp nhận thiệt thòi mà không ai can thiệp. Hùng kể với các thám tử tư Sài Gòn, hồi tháng trước, một thợ hồ trong nhóm của anh ngã trên cao bị gãy chân và chấn thương sọ não nhưng chủ không đền bù gì mà anh này cũng chẳng biết kiện ai vì chỉ qua Lào bằng giấy thông hành tạm thời chỉ dùng trong tỉnh biên giới.

Xem thêm: Công ty thám tử chuyên nghiệp

Cả nhóm thợ phải hùn tiền đưa anh ta đi đều trị rồi đưa về Việt Nam. “ Như vậy là còn may, hồi gần tết năm nay, có một người thợ hồ dân Quảng Trị bị tai nạn xây dựng chết tại chỗ nhưng chủ cũng làm lơ coi như không xảy ra chuyện gì. Anh, em thợ hồ phải cử người về quê, nhắn vợ anh này qua đưa xác chồng về… Đi làm ăn kiểu tự phát ở xứ người thì phải chấp nhận rủi ro rồi”, Hùng lắc đầu, nói với các thám tử tư Yuki như vậy.

Nguồn từ: Trung tâm Thám tử Yuki

 Box:

Theo tìm hiểu của trung tâm thám tử Yuki, những địa phương có người Việt cư ngụ và làm ăn ở Lào đông nhất là (theo thứ tự): Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An… với những ngành nghề chính như may mặc, thợ hồ, thợ mộc, thầu khoán, buôn bán vàng bạc, giầy dép, mở trường học tư, làm nghề kim hoàn, kinh doanh khách sạn, dịch vụ cắt tóc, nail, bán hàng rong… Người Việt định cư lâu năm ở Lào tập trung thành các làng, các xóm như 7 xóm ở Pakse (xóm Tân An, xóm Sân bay, xóm Bản Thung, Tân Phước…), 10 khu ở Vientiane (Wat Chăn, Thông Com Khăm, Xỉ Mương, Bản Phải, Wat Tay…).

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI