THÁM TỬ TƯ SÀI GÒN (YUKI) KỂ CHUYỆN

VỀ LÀNG ĂN CÁ… NÓC

Ở làng Tân Mỹ (thôn 11, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế) từ già trẻ, trai gái tất thảy đều “tranh nhau” ăn cá nóc. Người ta xem cá nóc hơn cả món ngon trong thiên hạ… Các Thám tử Sài Gòn (YUKI) đã ghi lại câu chuyện về ngôi làng kỳ lạ này.

Điểm tâm bằng ..cá nóc!
Ông Lê Văn Đoan, ngụ Tân Mỹ nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng: “Cả dòng họ kể cả đến đời tui là 16 đời đến đây lập nghiệp, mà đời nào cũng xem cá nóc như là một nghề câu hẳn hoi. Cả làng tui đều ăn nó cả mà có ai hề chi mô! Không tin sáng mai chú cứ theo ghe câu, rồi về làm cá ăn luôn, xem cho hề chi không?”.

Tìm hiểu thêm tại dịch vụ thám tử

tham-tu-yuki-ca-noc-doc
5g sáng khi trời còn tờ mờ, các thám tử tư Sài Gòn lên chiếc ghe nhỏ cùng cha con ông Hồ Quý ra biển câu cá nóc. Đồ nghề của ông Quý thật đơn giản, chỉ mấy con cá nhỏ và hai sợi cước buộc hai cục chì lớn, mỗi cục mắc tám lưỡi câu. Con đò leo lên những con sóng khá cao, hướng ra phía ngoài khơi cách bờ hơn 500m. Tại đây đã có năm chiếc ghe câu khác đang giàn hàng ngang, mỗi chiếc cách nhau hơn 100m. Móc mồi vào lưỡi ông Quý thả cước xuống biển, ở độ sâu khoảng 3-4m, giật giật. Chừng 5-10 phút sau ông giật mạnh và kéo dây lên mặt nước, hai con cá nóc dài gần bằng bàn tay người lớn đã mắc câu đang quằn quại trên lưỡi. Ông gỡ cá ra, móc mồi vào và tiếp tục thả xuống biển… Chỉ tay về phía xa xa cách ghe câu chừng 20m, nơi một vùng nước đang bị quẫy đạp mạnh, ông nói với các thám tử tư Sài Gòn: “Tăm cá nóc đó. Chỗ đó mấy chục con lận. Biển làng tui cá nóc nhiều nhứt hạng”. Ông Quý còn khoe với các thám tử tư Sài Gòn rằng, làng ông có rất nhiều nhà sống nhờ vào cá nóc, cả ăn, cả phơi khô và làm mắm đem bán hoặc để dành… “Chục con khoảng năm nghìn, mà có ngày có người câu được mấy trăm con nên nghề ni sống cũng được lắm!”. Sau gần hai giờ lênh đênh câu cá nóc trên biển, đò các thám tử tư Sài Gòn cũng câu được trên ba chục con. Ông Quý cho hay đây đang là cuối mùa nên cá ít ăn và ông quay ghe đưa các thám tử tư Sài Gòn vào bờ.

Đọc thêm văn phòng thám tử tư

Trên bờ, hàng chục người đàn ông, đàn bà và có cả trẻ em tập trung quanh những chiếc ghe câu vừa mới tấp vào bờ. Họ tranh nhau mua rồi chia cá và làm ngay trên bãi biển. Khi ghe các thám tử tư Sài Gòn vào bờ đám đông từ bên kia đã chạy sang hỏi mua cá. Tuy nhiên họ đành thất vọng vì ông Quý để giành cá làm mồi… đãi các thám tử tư Sài Gòn. Vào nhà, ông Quý bày dao thớt, và làm cá ngay trong sân. Ông chặt một phần mõm cá, lột da lẫn ngũ tạng. Những con cá bây giờ đã là những cục thịt trắng hồng tươi tắn. Ông tách mật khỏi gan và lấy mật vứt đi. “Cá ni vứt mắt, mật, da là an toàn lắm rồi. Phải để lá gan lại vì gan là thứ ngon nhứt hạng!” – ông nói với các thám tử tư Sài Gòn như vậy.
Một nồi cháo thơm phức, kèm theo một tô um dưa chua được bưng lên. Một chai rượu trắng cũng được bày ra. Ông Quý sai con kêu thêm mấy người đàn ông khác trong xóm đến ăn, uống. “Cứ ăn đi mới biết cá nóc ngon và dai… hơn thịt gà. Thằng út nhà tui mỗi lần đi học về nghe có ăn cá nóc mà không để dành là hắn không chịu ăn, huống chi anh! Có ai ở làng ni chết mô mà sợ?!” – một người trong bàn nói với các thám tử tư Sài Gòn như vậy. Nhìn những món ăn bốc hơi thơm phức và những cái miệng đang nhỏn nhoẻn, tôi nghĩ đến mỗi năm mấy chục vụ ngộ độc cá nóc đã xảy ra, không ít vụ chết tập thể mà lạnh cả gáy…

Làng tui biết chọn cá không độc!?
Nhiều người dân làng Tân Mỹ cho rằng kinh nghiệm từ thời xưa truyền lại, cá nóc không độc được phân biệt bởi phần sống lưng có màu da xanh thẫm, hai bên có vạch vàng, dưới bụng trắng… là cá nóc gạo, có thể ăn được. Nếu con nào phần da dưới bụng có hình như những cành cây tua tủa màu xám tro, màu xanh đậm hoặc mà đen thì rất độc, ăn vào sẽ chết người. “Mấy chục đời nhà tui đã ăn, và cách phân biệt như rứa. Nếu cứ lấy bừa cá nóc mà ăn là “dính chấu” (chết) ngay!” – ông Lê Quyết, một cụ ông 78 tuổi quả quyết với các thám tử tư Sài Gòn. Khi các thám tử tư Sài Gòn hỏi, đã có nhiều người chết vì ăn cá nóc, dân làng không biết à, sao còn ăn? Ông Quyết mau miệng: “Biết chớ! Ngay cả những thôn gần làng ni, mấy năm trước đều có người chết vì ăn nóc độc. Nhưng theo tui, vì họ không rành trong chuyện phân biệt cá có độc hay không, còn người làng như tụi tui đây thì nhìn qua là biết ngay, đã ăn trong mấy chục đời ni rồi mà!”. Nói là vậy nhưng ông cũng thừa nhận trong làng ông, đã có rất nhiều trường hợp ăn cá nóc độc, bị say hàng năm. Cứ vài ngày là có trường hợp say cá nóc, nhưng “thỉnh thoảng mới có vụ nặngï”. Tháng 6 vừa rồi, ông P. trong làng ăn cá nóc vào, thấy “trời đất bắt đầu xoay xoay”, vợ con đành cạo thớt, lấy chất tanh đổ vào mồm để nôn thốc nôn tháo rồi đưa đến trạm xá xã. Trước đó trong tháng 3, ông Kh. ở xóm dưới cũng đã sùi bọt mép do ăn phải cá nóc độc, phải đưa đi súc ruột ở Trung tâm y tế huyện Quảng Điền…
Ông Đoan thôn trưởng cho hay, cứ mỗi lần có chuyện ngộ độc cá nóc như thế xảy ra trong làng là người dân làng Tân Mỹ nghỉ ăn trong khoảng một, hai tháng “vì họ thấy dờn dợn”. Trong thời gian đó, người dân vẫn đi cấu cá nóc để phơi khô, làm mắm để dành. Sau đó, việc câu, chế biến, mua bán và ăn cá nóc đâu lại vào đó, như không hề có chuyện gì xảy ra…

Có nên cho phép ăn cá nóc?
Theo tìm hiều của văn phòng thám tử tư Sài Gòn, trên thực tế không chỉ người dân làng Tân Mỹ mà tại hàng trăm làng biển vùng duyên hải trong cả nước vẫn khai thác, chế biến và sử dụng cá nóc một cách công khai. Tương tự ở một số làng có hẳn một nghề câu cá nóc. Tuy nhiên, hiện nay các cấp từ Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế (cũng như phần lớn các tỉnh thành cả nước)… đều ban hành nhiều chỉ thị, công văn nghiêm cấm khai thác, lưu thông, chế biến, kinh doanh, sử dụng cá nóc dưới mọi hình thứcù
Ông Lê Văn Miên, nguyên giảng viên khoa sinh học – ĐH Khoa học Huế, người có nhiều công trình nghiên cứu về cá nóc, nói: “Cần phải tổ chức nghiên cứu kỹ về cá nóc, nhất là cách chế biến cá nóc an toàn rồi tuyên truyền cho người sử dụng là quan trọng. Cứ nói rằng cá nóc độc rồi cấm hoàn toàn như hiện nay là quá cực đoan vì đây là một nguồn lợi thủy sản lớn. Tất nhiên khuyến khích người dân ăn thì càng không nên vì rất nguy hiểm. Vấn đề là phải nghiên cứu tổ chức khai thác như thế nào để vừa khỏi làm mất cân bằng sinh thái biển đồng thời tránh lãng phí một nguồn lợi từ biển rất lớn này.”. Cùng ý kiến tương tự, một chuyên gia thủy sản, giải thích với các thám tử tư Sài Gòn rằng: “Có nhiều loài cá nóc không độc và thịt ăn rất ngon, lại có rất nhiều, dễ khai thác. Lâu nay chúng ta đã không có điều kiện hiểu biết kỹ, phân biệt được loài nào độc, loài nào không độc để tuyên truyền cho người dân đánh bắt, sử dụng nên chúng ta cấm hẳn việc khai thác, tiêu thụ sản phẩm cá nóc gây nên sự lãng phí về nguồn lợi thủy sản. “. Được biết sản phẩm cá nóc đang rất được ưa chuộng tại nhiều nước, trong đó có Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã ban hành danh mục 21 loài cá nóc được phép dùng làm thực phẩm. Ngành thủy sản Hàn Quốc, và cả Nhật Bản cũng đang có nhu cầu nhập khẩu cá nóc của VN.
Theo trung tâm dịch vụ thám tử sài gòn YUKI

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI