THÁM TỬ TƯ SÀI GÒN VỀ LÀNG… NỔI CÁU

Trong một chuyến đi công tác tại miền Bắc, các thám tư Yuki tìm đến một “bô lão” ở làng Đông Loan để được thọ giáo vài “ngón” nói tức của cái làng chuyên chọc người ta nổi cáu vốn nổi tiếng trong cả nước. Nhưng ông cụ chỉ cười mà rằng: “Ối giời, nói tức chứ phải chuyện cổ tích đâu mà kể. Nói tức nó thấm vào máu của làng này rồi, đụng chuyện thì nó tự bật ra chứ ngồi mà nghĩ thì không thể nhớ ra được đâu. Cứ đi một vòng quanh làng này thì tha cái bụng về cho mà coi…” Các thám tử tư Sài Gòn chưa hiểu “mô tê” chi cả thì ông tiếp: “Thì tức ách cả bụng chứ sao nữa!” Hú vía, cứ tưởng…

Tìm hiểu thêm tại công ty thám tử

Nói tức ở… chợ Đông Loan

Chợ là hồn của làng- nghĩ thế, các thám tử tư Sài Gòn rảo ra chợ Đông Loan thực hiện chuyến “vi hành”. Uốn lưỡi dăm ba lần rồi các thám tử tư Sài Gòn lên tiếng hỏi chị bán bánh đa: “Bao nhiêu cái hả chị?” Vừa lận tiền vào lưng quần chị ta thủng thẳng đáp: “Chú không biết đếm à?” Thám tử tư Sài Gòn vẫn tỏ ra xem thường, từ tốn đính chính: “Giá bao nhiêu một cái?” “Hai nghìn!” Các thám tử tư Sài Gòn vểu môi ra vẻ đanh đá: “Của chị ngồi kia to hơn mà cũng hai nghìn…” Chị ta bình thản: “Các chú tinh mắt nhỉ…? Chị ta ngồi mà chú cũng thấy được là to hơn của tôi đứng đấy!”.
Nghe chừng không chịu “nóng” được nữa, các thám tử tư Sài Gòn đỏ mặt bỏ đi. Chợ không đông đúc lắm nhưng cũng đủ để chen lấn. Lối đi chật quá, các thám tử tư Sài Gòn lên tiếng: “Cho đi nhờ cái bà ơi! Bà ơi cho đi nhờ…!” Các thám tử Sài Gòn nói như hét bên tai nhưng bà cụ vẫn thủng thẳng ôm bó rau đi khệnh khạng. Bực mình, các thám tử tư Sài Gòn chen lên. Vừa qua khỏi, bà cụ nhẹ nhàng nhìn các thám tử tư Sài Gòn mà rằng: “Chợ là chợ của Nhà nước, tôi có quyền gì mà anh nhờ… Vậy hoá ra tôi tư lợi à?” Ối giời, các thám tử tư Sài Gòn dằn bụng bàn thua thứ hai rồi đi tiếp…
Đang suy nghĩ tìm cách “gỡ bàn” thì đằng sau nghe tiếng con gái: “Cho đi qua cái anh ơi!” Hừ, thất bại là…ông nội của thành công, các thám tử tư Sài Gòn tính áp dụng bàn thua lúc nãy để “tương kế tựu kế”. Kệ, các thám tử tư Sài Gòn vẫn khệnh khạng bước. “Nước sôi anh ơi! Nước sôi…’ Thám tử tư Sài Gòn giật mình lách qua một bên, hai cô gái chen lên cười khúc khích.
Thám tử tư Sài Gòn gằn giọng: “Cười gì mà vô duyên thế?” Một trong hai cô đốp lại ngay: “Nãy giờ tưởng đằng ấy điếc ai dè vẫn nghe được à…?” Hai cô bước đi để mặc các thám tử tư Sài Gòn gặm một khối căm hờn giữa chợ Đông Loan. Không nản chí, các thám tử tư Sài Gòn tạt qua hàng gà, tự dặn lòng mình là phải uốn lưỡi nhiều hơn nữa trước khi xuất ngôn. Nhắm một anh trung niên có khuôn mặt “tin cậy”, các thám tử tư Sài Gòn lên tiếng: “Con gà mái này bán bao nhiêu tiền hả anh?” “Ba nhăm nghìn” , người bán gà ra giá. “Con này đẻ mấy lứa rồi?”. Nhả một ngụm khói thuốc, anh ta vô tư lự đáp: “Tui có đẻ đâu mà biết. Anh hỏi nó ấy…” Lại “dính” đòn nữa rồi, các thám tử tư Sài Gòn tự dằn vặt mình bằng động tác vò đầu bứt tóc. Tiếp tục rảo bước mà tâm trạng như bác nông dân đang đi giữa đám ruộng sình, không biết sụp lầy lúc nào…?

Tìm hiểu thêm tại dịch vụ thám tử

Để bình tĩnh sau những cú “sốc” dạo đầu, các thám tử tư Sài Gòn cho phép mình phí phạm một ít thời gian trong một quán chè chén. Những tiếng “chíp..chíp…” sau những ngụm trà, tiếng “sồn sột..” của điếu cày bên cái chợ quê nghe mà thèm… cà và rau muống đến nao lòng. Bình yên quá, sung sướng quá! Nếu cụ Nguyễn Bính mà ngồi đây thì ra ối thơ đấy nhé.. Làm sao người ta lại có thể làm thơ được khi những “bàn thua” chưa được san bằng cơ chứ? Sau một hớp trà nóng rốp cả lưỡi thì cái đầu đang nóng của các thám tử tư Sài Gòn được “khơi nguồn sáng tạo” hẳn ra. Các thám tử Sài Gòn nảy ra sáng kiến là hãy lắng nghe người Đông Loan nói và rút lại “tối kiến” đi chọc tức cái làng truyền thống chuyên bán… lưỡi câu này. Mọi người đang đang rôm rả câu chuyện thì tiếng cô chủ quán cất cao tần số: “Dặn đi dặn lại rồi mà vẫn quên. Thật là ngớ ngẫn!”-Hình như là anh chồng quên mua thứ gì đó bà vợ dặn. Anh chồng bình tỉnh đáp: “Thì anh có ngớ ngẩn mới lấy em làm vợ chứ…?!” Khách và vợ chồng chủ quán bỗng cười ồ lên sau câu đối đáp rất chi là… đàn ông ấy. Đến đây các thám tử tư Sài Gòn mới vỡ lẽ ra là nói tức không chỉ để cho vui, để cho người khác tức mà nói tức còn mang cả trọng trách “làm mát” những bà vợ mang dòng máu nóng cơ đấy.
Thấy các thám tử Sài Gòn không phải là người bản xứ, anh Tuấn ngồi bàn bên bắt chuyện: “Anh quê ở đâu đến chơi à?” “Sao anh biết?”-thám tử Sài Gòn hỏi mà như để trả lời. Anh Tuấn cười một cách tự tin: “Nghe anh thở là tôi biết không phải người ở làng này rồi…” Thám tử tư Sài Gòn tủm tỉm cười rồi hỏi ngược lại: “Anh là người làng Đông Loan?” “Sao anh biết?”-Tuấn hỏi. Thám tử tư Sài Gòn đắc chí: “Thì nghe anh nói là biết ngay người làng …nói tức rồi.” Thực ra, âm giọng của người Đông Loan cũng không khó để phân biệt cho lắm. Ngữ giọng của họ không nặng cũng không nhẹ, hơi lạc thanh và cái chất nửa tỉnh nửa quê cũng là một lợi thế trời ban cho họ để nói tức. Khi đã lời qua chè lại, biết các thám tử Sài Gòn là người về làng tìm hiểu “nền văn minh” nói tức, anh Tuấn hào hứng kể: “Hồi trước xóm trên có cặp vợ chồng bà to ông nhỏ. Một hôm ông nổi sùng rượt đánh bà. Khổ nổi chân bà dài nên chạy nhanh, còn ông thì đuổi mãi không kịp nên tức lại càng tức… Bà vợ vốn là bậc “thợ” nói tức, thấy thế liền câng cớn: “Ông chạy nhanh lên tôi chờ!” Ông chồng tức quá lấy đá ném. Bà vợ lại nói tức: “Đại bác bắn còn chưa tới nữa là “súng lục” như ông.” Cuối cùng thì ông cũng tóm được bà, nhưng bà vẫn giữ “tính tình con gái Bắc”: “Cỡ ông, cú đấm thì dư, cú đá thì thừa! Thôi thì về đi kẻo tôi đánh cho rồi thiên hạ người ta cười cho đấy…” Ông thấy cũng có lý nên chẳng nói chẳng rằng bỏ về. “Hoà bình” lại được lập lại.””
Tối đó, các thám tử tư Sài Gòn xin ngủ qua đêm tại nhà anh Hoàng Anh Chủ-một tay nói tức bậc “thợ’ của làng. Anh Chủ cho biết ở cái làng này không chỉ vợ nói tức chồng, chồng nói tức vợ mà người ta còn nói tức cả con nữa đấy. Anh kể một câu chuyện “kinh điển” về nói tức con: “Có ông nọ vốn làm xa nên vài ba tháng mới được về thăm vợ. Hôm nọ, về tới nhà thấy đứa con dâu mặc áo quần của vợ ông đang khom lưng đạp lúa nên ông nhầm. Lâu ngày xa vợ, để tỏ lòng âu yếm ông ta bèn thò tay sờ… ti rồi nói: “Năm nay lúa mẩy quá nhỉ!” Anh con trai ngồi trong bếp thấy bố làm vậy bèn lên tiếng: “Bố làm gì lạ thế?” Biết mình bị nhầm, ông bố đành chữa thẹn: “Ơ, cái thằng này hay nhỉ?! Hồi trước mày sờ của vợ tao hoài tao có nói gì đâu mà bây giờ mày lăn tăn…?”” Châm một ít nước vào bình trà, anh Chủ kể tiếp câu chuyện chồng nói tức vợ: “Có anh chồng vốn tính được đồng nào xào đồng ấy nên liên tục bị vợ nhắc là không biết lo xa. Một hôm đang ăn cơm trưa bổng anh chồng lên tiếng: “Không biết bây giờ bên Liên Xô người ta ăn cơm chưa nhỉ?” Đến tối anh chồng lại hỏi vợ: “Không biết bây giờ bên Cu Ba người ta ngủ chưa nhỉ?” Bà vợ bực mình đáp lại: “Cu ba, Cu bố gì? Thân mình còn chưa lo nổi nữa là….”. Anh chồng từ tốn đáp: “Thì tại mình cứ bảo tôi không biết lo xa…””
Ngoài vườn mấy con bồ câu gù gù…kêu. Anh Chủ liên tưởng đến chuyện trai gái đến tuổi hẹn hò mà kể cho các thám tử Sài Gòn nghe câu chuyện nói tức giữa trai gái làng Đông Loan. Một đêm đẹp trời, đôi uyên ương nọ đang tâm sự bên bờ sông Thương. Anh chàng bóng bẩy nói với người yêu: “Anh không thể xa em được, cứ như thể có sợi dây buộc chặt lấy chúng ta với nhau.” Cô gái “ngây thơ” đáp: “Ối giời ơi! Thế gặp bố thì chạy làm sao được?”
Nói tức đôi khi cũng mang cả hơi hướng thời sự, chính trị nữa. Nghe rồi ngẫm mà cười, sâu xa lắm, thâm thuý lắm! Đằng sau những câu nói châm chọc đó là cả một triết lý sống ngay thẳng như đường cày ngoài ruộng, thoang thoảng mà không thể thiếu như mùi rơm mùi rạ trong vườn… Chuyện kể rằng, thời giặc Pháp đô hộ nước ta, xe con người ta gọi là xe quan. Một số anh trong làng thỉnh thoảng “mượn” xe công về loè xóm giềng. Bà mẹ vênh váo khoe: “Con tôi bây giờ đi toàn xe quan”. Ông hàng xóm “ngứa tai” đốp lại ngay: “Xe của nhà nước mà cứ dùng vào việc nhà thì rồi con bà còn mặc cả áo quan nữa kìa…!” Hay như chuyện xảy ra tại một buổi bình bầu cuối năm tại xã. Một cô thư ký vốn tính hay nhỏng nhẽo, cô phản ứng khi bị xếp loại loại C: “Các anh chỉ thấy cái nhỏ, còn cái to của em các anh không nhìn thấy”. Ngay lập tức một anh người Đông Loan đứng dậy phát biểu: “Đưa cô ấy lên loại A, cô ấy gì cũng to, cái nhìn thấy cũng to, cái không nhìn thấy cũng to…”
Nhìn dòng sông Thương lững lờ trôi, các thám tử tư Sài Gòn hỏi anh Định đi cùng: “ Có sâu không hả anh?” “Đến đỉa còn không có nữa là sâu…”, anh Định trả lời. Rồi anh cười giải thích: Đó cũng là một mô típ nói tức nữa của làng. “Nói chung nói tức chủ yếu dựa trên cách chiết tự, tạo sự bất ngờ ở người đối thoại. Tuy nhiên, nó có mô típ của nó cả. Nói tức được lưu truyền từ đời này qua đời khác, tuỳ vào mỗi thời và mỗi hoàn cảnh mà có những biến tấu khác nhau, miễn sao người ta tức… mà cười là được.”-Anh Định nói như thế về tục nói tức của làng.
Mấy người trung niên trong làng vẫn truyền tai nhau câu chuyện của ông Thuận: Vốn là người mới biết đi xe đạp nên xử lý còn chậm chạp. Hôm nọ ông Thuận đi đường bỗng đâm sầm vào hai vợ chồng nọ đang vẫy tay qua đường. Bà nọ bị đau ở chân nên nóng nảy quát: “Đi với đứng thế à?” Xui xẻo cho bà lại gặp phải người làng Đông Loan, ông Thuận đáp ngay: “Bà mà không vẫy tay thì mắc mớ gì tôi sang?” Bà kia đuối lý bỏ đi, còn những mẩu chuyện nói tức của làng lại được dày thêm một trang…
Nói tức cả… chó!
Ở cái làng này người ta không chỉ nói tức với nhau mà người ta còn nói tức cả gà cả chó nữa đấy. Một hôm có ông bạn tới nhà chiến hữu chơi, chủ nhà không ra xua chó và cũng không đón khách, cứ bó gối ngồi trên giường. Ngoài trời mới mưa xong sân còn ướt nước, con chó cứ sủa nhấm nhắc trong nhà. Ông chủ quát: “Ra sân mà sủa, có sợ lấm thì guốc đây, tao cho mượn…?” Cả chủ, cả khách cười khoái trá, nói tức còn như là một lời chào đầy tính nghệ thuật! Đôi bạn thân đang hàn huyên dở tuần trà thứ hai thì ngoài vườn con gà mái nhảy ổ tục ta… tục tác om sòm. Đến lượt ông khách trổ tài nói tức: “Ai chẳng biết đẻ thì đau. Vợ tao đẻ thì nằm yên, sao mày cứ kêu nhặng lên thế…?”
Rời làng Đông Loan, ra đến đầu làng, các thám tử Sài Gòn hỏi: “Đây về Hà Nội mấy cây nữa hả bác?” Bác nông dân từ từ bỏ cây quốc trên vai xuống rồi trả lời: “Chú ấy ơi, từ ngày Bác Hồ phát động trồng cây đến giờ nhà tôi cũng chưa có điều kiện đi Hà Nội mà đếm. Nhờ chú đi rồi đếm hộ tôi với…” Thế đấy, cái làng nổi cáu này vẫn không chịu buông tha cho đến khi rời khỏi làng. Họ nói tức mà mặt cứ tỉnh như sáo, cứ như không có chuyện gì xảy ra. Mà nói tức cũng có khiếu nữa cơ đấy! Không phải ai sinh ra ở cái làng này cũng đều trở thành “nghệ nhân” nói tức được. Mà theo anh Bùi Thanh Quang – một “nghệ nhân” của làng- thì phải là người nhanh nhạy, chịu khó học hỏi mới có thể trở thành một tay nói tức cừ khôi được.
Xưa kia làng Đông Loan gồm nhất xã ngũ thôn. Ngày nay Đông Loan thuộc về xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đông Loan nay chỉ còn là cái tên trừu tượng, nhưng những cư dân của Đông Loan xưa vẫn lưu giữ được bản sắc nói tức của mình. Gái Đông Loan mỏng mày hay hạt, nhanh nhẹn, đảm đang và hơi tinh nghịch. Nguồn gốc nói tức một phần ở những cô gái mau mắn này mà ra. Đông Loan xưa lắm nghề thì mỗi nguời một nghệ: Người buôn bán nói “phi thương bất phú”, người làm ruộng lấy canh nông vi bản cho rằng “săn sóc không bằng gốc ruộng”, người làm thợ bảo “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”… Đó cũng là một sự phát sinh nói tức.
Nhưng về đây, sống với những con người của làng, các thám tử Sài Gòn mới hiểu được rằng vì sao mà họ nói tức giỏi đến thế. Riêng ở cái thôn Đông Thượng – là trung tâm của Đông Loan xưa, cái thư viện thôn cũng đã có đến gần 3.000 đầu sách. Người Đông Loan quý sách lắm, mà sách thư viện của thôn cũng đầy đủ các mục từ triết học cho đến kinh tế. Bà con ít có thời gian đọc tại thư viện mà họ thường mượn sách mang về nhà đọc. “Đọc để tích luỹ kiến thức, tích luỹ để rồi đụng chuyện mà nói tức…”, anh Quang tâm sự. Hôm các thám tử Sài Gòn về, bậc cao niên trong xã đang vui mừng chào đón hội thao toàn xã. Những khuôn mặt vốn rám nắng vì đồng áng hôm nay bổng rạng rỡ như sau mưa dông. Họ đến với hội thao không phải phong trào mà hội thao như là “ngày hội Lim” của người xứ quan họ vậy. Các cụ bà dù đã trên sáu mươi nhưng vẫn cố làm đẹp bằng một lớp phấn mỏng và chút son thoang thoảng. Nhìn các cụ áo quần chỉnh tề, tươm tất đưa những động tác dều đặn, thuần thục của bài tập dưỡng sinh, các thám tử Sài Gòn không thể tin được ở một vùng quê xa xôi như thế mà nét sinh hoạt văn hóa lại sôi động đến thế!? Khi nhắc đến chuyện nói tức, cụ Bùi Thị Trầm (84 tuổi) nói với các thám tử tư Sài Gòn trong tình trạng bị “hở hơi” do răng đã thưa: “Hồi còn con gái chúng tôi nói tức ác chiến lắm. Nói tức nó giúp cho đầu óc minh mẫn ra đấy… Cứ phải nhớ, cứ phải suy nghĩ khi nói chuyện giúp người ta như tập thể dục cho bộ não.”
Theo Công ty Thám tử tư Sài Gòn Yuki

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI