THÁM TỬ TƯ SÀI GÒN YUKI KỂ CHUYỆN:

GẶP LẠI NHỮNG NẠN NHÂN CỦA ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN NÔ LỆ TÌNH DỤC TRẺ EM XUYÊN CAMPUCHIA

Cô bé ra mở cửa cho các thám tử tư của văn phòng thám tử tư Sài Gòn chỉ trạc chừng 17, 18 tuổi, có đôi mắt to tròn màu hạt dẻ và một nụ cười rất tươi thể hiện rõ nét ngây thơ, thánh thiện mà thoạt nhìn khó ai có thể đoán được em vừa trở về từ nơi được xem là “địa ngục” trần gian: “động chứa” của bọn buôn người. Vui, tên cô bé, là một trong số 14 bé gái từ 13 đến 18 tuổi đầu tiên bị bọn buôn người đưa sang Campuchia để mua bán, lạm dụng tình dục vừa được tổ chức Di dân Thế giới (IOM) phát hiện và đưa về nuôi dưỡng tại Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ nằm trên địa bàn phường Tân Kiểng, quận 7, TP HCM vào tháng 6 mới đây

Xem thêm văn phòng thám tử

Giấc mộng hãi hùng
Chẳng riêng gì Vui, các cô bé còn lại đều khá xinh gái, hồn nhiên và dễ gợi chuyện. Tuy vậy, thỉnh thoảng trong lúc trò chuyện với các thám tử tư Sài Gòn, các em vẫn có vẻ e dè, cảnh giác như một phản xạ tự nhiên trước những người đàn ông xạ lạ mà mình từng là nạn nhân của họ trong nhiều ngày liền. Vui kể cho các thám tử tư Sài Gòn nghe hoàn cảnh của mình bằng giọng đặc sệt miền Tây nhưng đôi khi pha lẫn âm hưởng lơ lớ của tiếng nước ngoài mà theo cô bé giải thích là vì “ ở lâu bên đó nên bị ảnh hưởng”.
Quê Vui ở Long Xuyên, An Giang. Là con út trong gia đình có 3 anh em, hai anh của Vui từ nhỏ đã phải đi phụ hồ kiếm sống. Cha sống kiếp thương hồ đây đó, mẹ bịnh lao phổi phải đi bán vé số dạo. Từ nhỏ Vui đã không được đến trường mà suốt ngày chỉ xách giỏ theo mẹ rong ruổi khắp các nẻo đường để bán “giấc mơ triệu phú”. Càng lớn, cô bé càng phổng phao xinh đẹp và lọt vào “tầm ngắm” của “má Tư” “má Tám”, những “trùm” buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới ở khu vực này. Một buổi chiều, đã gần đến giờ sổ xố nhưng Vui còn tồn đến 50 tấm vé thì có người phụ nữ xuất hiện “tình nguyện” dẫn cô qua “bên kia” sông để bán nốt số vé còn lại… Vui rơi vào ổ chứa của bọn buôn người từ bữa đó. Lần đầu tiên phải “tiếp khách, cô bé gần như hoảng loạn đến hóa rồ khi chủ quán dẫn vào một “ông Tây” to đùng. Vui chỉ nghe loang thoáng sự thương lượng qua lại giữa hai bên, trong đó có một câu tiếng Việt là “một đêm giá 500 đôla” rồi ngất đi trong sự kinh hoàng. Sau lần đó, cô bé được bà chủ “thưởng” cho… một ổ bánh mì và 50.000 đồng tiền Việt Nam. Mỗi ngày tấm thân non nớt của em phải qua tay 5, 6 khách, riêng vào các ngày thứ bảy, chủ nhật là 10-15 người. Hôm nào Vui cảm sốt không “làm việc” được thì bị chủ trừng trị bằng cách dùng roi đánh vào hai mắt cá chân, buộc phải tiếp ít nhất 2-3 khách… Gần 2 năm phải bán thân không công cho chủ, khi cô bé được các cơ quan chức năng phát hiện và đưa về Việt Nam thì người đã tàn tạ, vàng vọt, mắc bệnh bướu cổ và lúc nào cũng ngơ ngơ, ngẩn ngẩn…


Kể cho các thám tử tư Sài Gòn nghe đến đây, tủi thân, cô bé bật khóc nức nở.. Giọng cô bé như nghẹn lại: “Đã nhiều lần em định tự tử nhưng lại nghĩ đến ba, đến má cuộc sống còn quá nghèo khó mà mình chưa giúp được gì. Thôi ráng sống rồi tính sau…”. Câu nói của Vui nghe già dặn như một người đã từng trải qua bao thăn trầm cuộc sống. Vui khoe với các thám tử tư Sài Gòn, về mái ấm Hoa Hồng Nhỏ lần này, em được các cô ở đây nuôi dưỡng, chữa bệnh, dạy chữ, dạy cắt may rồi sau đó sẽ được trở về với gia đình…
Đang khóc, đột nhiên cô bé cười rất tươi, bảo: “Ở đây em được các cô rất thương, lo lắng cho từng ly, từng tý. Em sẽ ráng cố gắng học may thật giỏi để xin được làm, hàng tháng gửi tiền về lo cho ba, má…”. Rồi rất hồn nhiên, Vui đưa cho tôi xem chiếc quần tay mà em vừa học cắt, hỏi: “ Đẹp không anh?”…
Gần một ngày tiếp xúc với những cô bé là “nạn nhân” cũa bọn buôn người sang Campuchia mà phần lớn đều quê ở An Giang này, các thám tử tư Sài Gòn nhận ra ở họ đều có tâm trạng như nhau: dễ vui, dễ buồn, dễ bị tổn thương, hờn giận. Lúc thì vô tư, ngây thơ như bao cô bé cùng trang lứa lúc lại già dặn, sành sỏi như những cô gái từng trải. Có khi cười nói suốt ngày nhưmg cũng lắm lúc lầm lì chẳng chịu mở lời với ai. Hoàn cảnh cũng giống nhau: nghèo khó, đông anh em, phải thất hay bỏ học từ lớp 2… Bị lừa gạt từ quê nhà hoặc vì mưu sinh phải sang Campuchia ở đợ, giặt đồ thuê, giữ em với thu nhập chỉ có 100.000-200.000 đồng/tháng rồi bị chủ dụ dỗ bán dâm cho khách… Trong số này, có không ít trường hợp các em bị chính cha, mẹ ruột của mình đẩy vào hoàn cảnh hiện tại.

Xem thêm công ty thám tử

Nhưng điều đáng quí và làm các thám tử tư Sài Gòn khá ngạc nhiên là không một cô bé nào có ý oán trách hay ca thán viêc làm của cha mẹ mình. Trang, 14 tuổi, quê ở Tân Châu, An Giang đã xẳng giọng, khẳng định: “ Ba má em đâu có muốn điều gì xấu cho con mình cho mình. Chẳng qua vì hoàn cảnh thôi, chú không được nghĩ xấu về ba má con…”… Bá má đi làm ruộng mướn, gia đình bữa no, bữa đói, đang học lớp 4, Trang phải nghỉ học để theo một người quen trong xóm sang Campuchia phụ bán cà phê. Mỗi ngày được chủ cho 20.000 đồng, cô bé dành dụm để hàng tháng gửi về phụ bá má nuôi đứa em thơ 5 tuổi. Làm được 3 năm, một đêm Trang đang ngủ thì giật mình vì có một người đàn ông lực lưỡng đè lên người mình, chuẩn bị làm chuyện đồi bại. Cô bé la thét lên và kháng cự dữ dội. Chủ quán chạy vào, bảo: “ Gia đình mầy đồng ý bán trinh mày với giá với giá 400 đô la cho người ta rồi, la làm làm gì vô ích…”. Chủ quán nói rồi bước ra ngoài. Cô bé bị người đàn ông xa lạ hành hạ suốt đêm rồi bỏ đi khi mờ sáng. Từ bữa đó, cô bé Trang còn ở tuổi chơi búp bê đã phải tiếp tục “làm việc” tại ổ chứa trong suốt hai năm trời. Sau này, nghe người quen kể, Trang mới tin chuyện má em vì tham tiền đã đồng ý bán em cho chủ chứa. Nhưng Trang bảo với các thám tử tư Sài Gòn, em không buồn cũng không trách mẹ mình. Bởi vì “Có ở trong cuộc mới hiểu nghèo khổ làm người ta làm tất cả mọi chuyện”.
…Đến mái ấm lần này, Trang và các bạn của mình chỉ mong muốn học được một nghề ổn định để sau này có điều kiện lo lắng cho gia đình thoát đời nghèo khó. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà cô Hồng, giáo dục viên mái ấm, nhận xét, đằng sau sự ương ngạnh, bướng bỉnh của các cô bé là những tâm hồn trẻ thơ dễ đổ vỡ nhưng đầy thánh thiện cần phải được thương yêu, chia xẻ…
Con đường “phục sinh”
Buổi chiều, các thám tử tư Sài Gòn ở lại mái ấm dùng cơm chung với các giáo dục viên để được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của các em. Mười bốn cô bé tự nấu và dọn cơm một cách hết sức thuần thục, quây quần ngồi ăn bên nhau trong nhà bếp. Đang ăn cơm, đột nhiên, Tuyết Hoa bỏ ra ngoài xụt xịt khóc. Cả bàn ăn nhốn nháo, quây lại hỏi vì sao. Hóa ra cô bé nhớ nhà, nhớ món nợ “ 2,5 triệu đồng” mà em đã mượn của “chủ chứa” để cho má trị bệnh. “Bây giờ em lên đây, món nợ đó thế nào người ta cũng đòi, má lấy đâu ra mà trả?”, em nói vậy. Nhà bảy anh, em, một chị của Hoa đã phải đi bán quán cà phê bên Campuchia, những người còn lại cũng tha phương, cầu thực. Mười sáu tuổi, em phải qua Campuchia nấu cơm, giặt đồ thuê cho chủ một quán cơm để kiếm sống. Mẹ bịnh, Hoa mượn tiền chủ thì bị ép phải tiếp khách. Được một người tốt bụng đưa về Việt Nam. Những ngày ở mái ấm, lúc nào cô bé cũng nôm nốp lo chủ nợ sẽ kiếm đến làm khó dễ gia đình mình…
Các thám tử tư Sài Gòn đang động viên Hoa thì Vui chạy đến, bảo: “Đừng buồn nữa Hoa, mai mốt xin được việc làm thì hàng tháng tụi tao sẽ góp tiền phụ mày trả hết nợ…”. Lời, Diệu cũng gật đầu phụ họa và lau nước mắt cho bạn. Thì ra sau những tháng ngày tủi nhục nơi xứ người, các cô bé không chỉ gặp ở đây tình thương yêu của các nhân viên xã hội mà còn tìm được sự đồng cảm, chia xẻ của chính những người đồng cảnh ngộ với mình…
Theo chị Nguyễn Kim Thiện, chủ nhiệm mái ấm, mái ấm Hoa Hồng Nhỏ được thành lập từ giữa năm 1993 với các hoạt động chính là chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ trẻ gái có nguy cơ lạm dụng tình dục. Đây là một trong những mái ấm được Hội Bảo trợ trẻ em TP HCM đánh giá là hoat động rất hiệu quả. Đến với mái ấm, các cô bé gái không những được đáp ứng về về điều kiện ăn, ở, sức khỏe, tình yêu thương và sự an toàn mà còn được học chữ, giáo dục giới tính, giúp các em phát huy lòng tự tin và ý thức bản thân… Sau khi được định hướng và học những nghề phù hợp, các bé gái sẽ được đoàn tụ với gia đình. Đối với các em không nơi nương tựa, mái ấm sẽ giới thiệu việc làm để giúp các em ổn định cuộc sống. Mười năm qua, đã có hàng trăm cô gái trẻ được dạy dỗ, trưởng thành từ mái ấm này. “ Sáu người phụ nữ và các cô bé gái trong căn nhà cao tầng biệt lập với xung quanh nên nhiều người gọi vui đây là ngôi nhà không có đàn ông”, chị Thiện cười, nói vui với các thám tử tư Sài Gòn như vậy.
Cũng theo chị Thiện, đây là năm đầu tiên mái ấm tiếp nhận các cô bé là nạn nhân của bọn buôn người sang Cam phuchia được đưa về TP HCM từ các tỉnh miền Tây theo dự án hợp tác với tổ chức IOM. Theo chướng trình này, sau 4 tháng được phục hồi tâm lý, hòa nhập cộng đồng, dạy văn hóa, dạy nghề, các em sẽ được hồi gia. Các giáo dục viên mái ấm cho các thám tử tư Sài Gòn biết, do đây là những “ca” đặc biệt nên việc tiếp cận các em không phải là vấn đề đơn giản. Gần 2 tuần tiếp nhận các em, ngoài giờ giảng dạy, các giáo dục viên phải dành nhiều thời gian cho việc gần gũi, tìm hiểu tâm tư, tình cảm các em.
Các thám tử tư Sài Gòn hỏi liệu rằng sau khi trở về nhà, cuộc sống nghèo khó có đưa đẩy các em trở lại con đường cũ? Chị Thiện có vẻ khá trăn trở, đáp: “Chúng tôi cũng suy nghĩ mãi về điều này. Thực tế qua những lần khảo sát để đưa các em về nhà, mối bận tâm nhất của chúng tôi là phần lớn cuộc sống gia đình các em còn hết sức bấp bênh nên nguy cơ các em trở lại công việc cũ là rất lớn. Nhưng mái ấm không có khả năng giới thiệu việc làm cho tất cả các em được. Thời gian qua, cũng có một vài nơi nhận các em vào làm việc nhưng công việc không ổn định, thu nhập thấp. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, hỗ trợ của các mạnh thường quân đây đó…”.
… Buổi tối, tôi ngồi xem các cô bé đan giỏ cườm làm móc khóa, một sản phẩm “cải thiện” thêm kinh tế của mái ấm. Thấy các thám tử tư Sài Gòn nhìn khi đang chăm chút đặc biệt một chiếc giỏ cườm, Vui cười, e thẹn, nói: “Em định gửi về làm quà cho người bạn trai trong xóm. Hai đứa thất lạc tin nhau từ khi em qua bển. Cách nay hai bữa em nhận được điện thoại của ảnh…”. Mắt cô bé như ngời lên niềm hạnh phúc khi nói về người bạn trai của mình ở quê nhà… Có lẽ chẳng riêng gì Vui, 14 cô bé ở mái ấm này đều đang cháy bóng những ước mơ về một tương lai tốt đẹp chờ đón phía trước…
Khi cánh cửa của mái ấm Hoa Hồng Nhỏ khép lại, các thám tử tư Sài Gòn vẫn còn hình dung rõ và những gương mặt, nụ cười và nước mắt của các cô bé gái vừa trở về từ địa ngục.
Theo Thám tử Yuki

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Bạn đang có nhu cầu thuê thám tử?

Điều tra ngoại tình
Điều tra doanh nghiệp
Điều tra nhân thân
Điều tra chủ nhân số điện thoại
Điều tra biển số xe
>>> Gọi ngay: 0939 911 666 /// 0939 811 666

Dịch vụ thám tử Yuki

Dưới vành mũ thám tử

Phóng sự điều tra

Tin tức mới

Thám tử Conan

Truyện trinh thám

Phim trinh thám

CÔNG TY THÁM TỬ YUKI